Cho Má Em Thêm Hồng

Chương 69: 69: Hai Chị Em Song Sinh Thịnh Kinh Lan Gần Đây Rất Phách Lối Đây Là Cảm Nhận Của Tất Cả

Trước Sau

break


Đôi khi chỉ thuận miệng nhắc tới đồ ăn, sở thích, thậm chí cả thói quen sinh hoạt, anh cũng có thể liên tưởng đến những điều cần chú ý trong khi mang thai.

Nhà phục chế văn vật đang yên đang lành gần như biến thành bách khoa toàn thư về kiến thức mang thai.
Anh còn rất đắc ý, cố ý vô tình nhắc nhở mọi người chuyện mình sắp làm bố.
Mới đầu mọi người còn thật lòng chúc phúc, đến lúc sau, Dụ Dương nhìn thấy anh thì lập tức đi đường vòng.
Nhưng ngặt nỗi Thịnh Kinh Lan có việc hay không có việc cũng gọi tên anh ta: “Dụ Dương, gần đây tôi mới xem xong hai quyển sách, đã ghi nhớ hết nội dung bên trong, giờ để không sách cũng vô dụng, hay là tặng cho cậu nhé?”
Dụ Dương vô thức hỏi: “Sách gì?”
Chợt nghe anh thuần thục đọc thuộc lòng tên sách: “ và .”
Khóe miệng Dụ Dương khẽ giật giật: “Cảm ơn, không cần, tôi không dùng đến.”
Thịnh Kinh Lan làm như lúc này mới sực nhớ ra, tổng kết một câu: “Cũng đúng, cậu vẫn chưa có vợ mà.”
Dụ Dương: “...???”
Trong nhóm chat ba người, Dụ Dương lại cà khịa hành vi vô sỉ của Thịnh Kinh Lan gần đây.
Thịnh Phỉ Phỉ: [Tuy chú út nói chuyện rất ngứa đòn, nhưng em cũng có chút tò mò, anh Dụ Dương, dù gì anh cũng lớn hơn chú em mấy tháng tuổi, không định thoát ế thật à?] Chu Hạ Lâm: [Anh Dụ Dương cũng muốn lắm chứ, mà chị Sa Sở người ta có đồng ý đâu.] Dụ Dương: [....] Anh ta và người nhà họ Thịnh thật sự không có cách nào giao tiếp vui vẻ.
Từ lúc ở quán trà ‘trúng tiếng sét ái tình’ với cô chủ Sa Sở phong tình vạn chủng, Dụ Dương đã bắt đầu theo đuổi như nước ấm nấu ếch*.

Đáng tiếc Sa Sở không tham luyến sự ấm áp, từ đầu đến cuối đều tỉnh táo khiến người ta khó có thể tiếp cận.
(*nước ấm nấu ếch: là câu chuyện ngụ ngôn của Trung Quốc.

Nếu bỏ con ếch vào thẳng nồi nước nóng, nó sẽ nhảy ra.

Nhưng nếu bỏ vào nồi nước lạnh rồi đun lên từ từ, nó sẽ không cảm nhận được nguy hiểm và sẽ bị nấu chín.

Câu chuyện này thường được sử dụng như một ẩn dụ cho việc con người không có khả năng hoặc không sẵn sàng phản ứng hay nhận thức được những mối đe dọa nham hiểm nảy sinh dần dần thay vì đột ngột.) Giai đoạn đầu Dụ Dương vẫn không dám tỏ rõ thái độ, mãi đến sau đó Ôn Từ và Thịnh Kinh Lan hái được quả ngọt, anh ta mới mượn bầu không khí đoàn viên mỹ mãn ngả bài với Sa Sở, kết quả bị từ chối một cách vô tình.
Mấy ngày đó tâm trạng của Dụ Dương không được tốt, nhưng thấy mọi người đắm chìm trong niềm vui sướng, anh ta cũng không nói ra sợ ảnh hưởng tâm trạng của người khác.

Sau đó Ôn Từ biết được tình huống này từ chỗ Sa Sở, bèn nhắc nhở Thịnh Kinh Lan chú ý trạng thái anh em một chút, cũng không biết hai người hàn huyên thế nào mà sau một trận say tỉnh lại giống như không có việc gì, chỉ là Dụ Dương không tới quán trà nữa.
Tháng Mười, sinh nhật Ôn Từ được tổ chức tại nhà tổ nhà họ Ôn.
Từ sau khi kết hôn, hai vợ chồng đến sống trong ngôi nhà sân vườn kiểu Trung Quốc mới, kết quả sinh nhật Ôn Từ lại tổ chức ở nhà họ Ôn, thế nên bạn bè không khỏi trêu chọc Thịnh Kinh Lan: “Ơ, cậu tới cửa ở rể thật đấy à?”
Thịnh Kinh Lan nâng ly rượu lên kính: “Tới cửa là có thể ở rể, chuyện hời như vậy sao tôi không giành làm chứ?”
Kỳ thật nhà hộ Ôn cũng không yêu cầu anh ở rể, nhưng anh vẫn tự xưng như thế, thậm chí còn lấy làm tự hào.
Nguyên nhân tổ chức sinh nhật Ôn Từ ở nhà họ Ôn cũng không phải bởi vì vấn đề gả cưới, chỉ là vì thỏa mãn tâm lý thích náo nhiệt của người già.
Tống Lan Chi năm nay đã bảy mươi tám tuổi, trạng thái tinh thần vẫn còn phơi phới, nói bề ngoài thoạt nhìn trẻ hơn tuổi thật mười tuổi cũng không quá đáng.
Khi dạ tiệc nâng chén chúc mừng, Tống Lan Chi cũng có thể cười cười nói nói với các tiểu bối, không hề thể hiện phẩm giá uy nghiêm.
Ôn Từ mang thai cần chú ý ăn uống, đêm nay không đụng vào rượu, một mình Thịnh Kinh Lan chắn hai phần rượu, bị mời không ít.

May mắn tửu lượng của anh tốt, vẫn có thể duy trì khả năng suy nghĩ và ung dung trò chuyện với mọi người.
Cho đến khi có một cuộc điện thoại đến từ thành phố Cảnh, ánh mắt anh bỗng chốc thay đổi, khẽ cười ứng phó với khách khứa rồi cầm điện thoại di động sang bên cạnh nghe máy.
“Kinh Lan, trở về một chuyến đi.”
Vừa mở miệng đã nói những câu khiến anh lười đáp lại, Thịnh Kinh Lan đang chuẩn bị cúp máy thì nghe thấy giọng nói vội vàng của Nguyễn Cầm từ trong di động truyền đến: “Bà nội con sắp không qua khỏi rồi.”
Ngày Thịnh Kinh Lan và Ôn Từ kết hôn, bà Thịnh đã chứng kiến toàn bộ quá trình thông qua video, sức khỏe cũng bắt đầu khôi phục từ ngày đó.


Tận mắt thấy mọi việc đang phát triển theo hướng tốt, nhưng cũng chưa được một thời gian, cơ thể bà lại bắt đầu suy yếu, ngày qua ngày chỉ có thể nằm trên giường bệnh của bệnh viện, dựa vào dụng cụ và dòng thuốc đều đặn để duy trì sự sống.
Ngay từ đầu, Thịnh Tề Thiên đã muốn mượn chuyện này gọi Thịnh Kinh Lan về, nhưng bà cụ không cho phép, thái độ rất kiên quyết: “Kinh Lan và A Từ vừa mới kết hôn không lâu, công việc cũng bận rộn, đừng để cho hai đứa nó vì chuyện của mẹ mà phân tâm.”
Bà hiểu rõ đứa cháu trai kia, cho dù nhẫn tâm vạch rõ giới hạn với nhà họ Thịnh thì cũng không thể thờ ơ khi nghe thấy bệnh tình của bà nguy kịch.
Sau đó, bà cụ biết được tin tức Ôn Từ mang thai thông qua Thịnh Phỉ Phỉ, trong lòng càng thêm vui mừng.

Nếu sức khỏe bà còn tốt, bà nhất định sẽ tự mình đến thăm Ôn Từ và đứa bé trong bụng của cô kia, nhưng hiện tại, bà thà rằng rời đi trong sự tiếc nuối chứ cũng không muốn để những rắc rối của mình làm phiền hai đứa trẻ.
Cho đến hôm nay, bệnh viện gửi thư thông báo bệnh tình nguy kịch cho người nhà, Nguyễn Cầm biết không thể trì hoãn nữa, nên đã gọi điện thoại cho con trai.
Chuyện này không cần phải giấu diếm, sau khi sinh nhật Ôn Từ kết thúc, Thịnh Kinh Lan đã báo tình huống của bà cụ cho Ôn Từ, Ôn Từ cầm ngược tay anh: “Chúng ta tranh thủ trở về đi.”
Thịnh Kinh Lan gật đầu.
Ngày hôm sau, hai vợ chồng đáp chuyến bay xuống thành phố Cảnh, hai người đi thẳng đến bệnh viện.
Bà cụ bây giờ một ngày ngủ hơn mười mấy tiếng, lúc tỉnh lại liếc nhìn đầu giường còn tưởng rằng mình sinh ra ảo giác.
“Kinh Lan.” Bà cụ run rẩy vươn tay, Thịnh Kinh Lan nắm chặt, trong lòng chấn động.
Anh vẫn còn nhớ bàn tay nắm lấy anh khi còn bé, ấm áp nhu hòa, nhưng theo dòng thời gian trôi qua, bàn tay đó đã héo gầy chỉ còn lại trơ xương.
Bà cụ đã không còn sức lực nói chuyện, trong cơn mê man, lúc nhìn thấy Ôn Từ bà rất muốn nói chuyện với cô.

Ánh mắt bà cụ rơi vào bụng Ôn Từ, quấn lấy ngón tay ý bảo cô đứng xa: “Đừng để A Từ nhiễm bệnh của bà.”
Người thân sắp qua đời, Ôn Từ sao còn để ý những thứ này, cô chủ động đi qua nắm tay bà cụ rồi dán vào bụng mình: “Bà nội, qua năm, sáu tháng nữa là bà có thể nhìn thấy hai đứa nhỏ rồi.”
Trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của bà cụ hiện lên nụ cười, để lại lời chúc phúc tốt nhất cho con cháu: “Các cháu sống tốt nhé, rồi tất cả sẽ tốt đẹp.”
Buổi tối hôm đó, lúc y tá đi vào kiểm tra phòng thì phát hiện bà cụ đã qua đời.
Lúc rời đi, bà cụ Thịnh vẫn giữ vẹn một nụ cười, khuôn mặt khoan thai, thường được gọi là hỉ tang.
Nơi tổ chức tang lễ của bà cụ rất tươi đẹp, Thịnh Kinh Lan lấy danh nghĩa con cháu nhà họ Thịnh tham dự toàn bộ quá trình.
Sau khi đám tang kết thúc, Nguyễn Cầm tìm Ôn Từ, hỏi thăm một số chuyện về cuộc sống sau khi kết hôn và quá trình mang thai của cô.
Sau khi mang thai, Ôn Từ càng cảm nhận rõ sự chờ đợi của một người mẹ đối với sinh mệnh, bởi vậy cô càng không nghĩ ra vì sao lúc trước Nguyễn Cầm mặc kệ đứa con mà mình hoài thai chín tháng mười ngày, chỉ biết thiên vị một Thịnh Cảnh Ngôn không có quan hệ huyết thống với mình.
“Mọi người đều nói con cái của mình giáo dục thế nào cũng không sao, huyết thống thân tình không thể dứt bỏ được, nhưng đối đãi với con của người khác thì phải cẩn thận từng li từng tí, bởi vì ở giữa còn một tầng ngăn cách.” Nguyễn Cầm lần đầu tiên thẳng thắn với người khác: “Trước kia mẹ cũng cho là như vậy, thế nên trên rất nhiều chuyện đã lựa chọn thiên vị Thịnh Cảnh Ngôn.
Mẹ luôn cảm thấy Kinh Lan là con ruột của mẹ, có dạy dỗ thế nào thì cũng không sao.”
“Nào biết bởi vì vậy mà thằng bé ngày càng phản nghịch, thường xuyên chọc mẹ tức giận.

Còn Thịnh Cảnh Ngôn thì từ bé đã ngoan ngoãn nghe lời, thế nên mẹ bất giác đặt hai đứa nó lên bàn cân so sánh, thường xuyên nói bên tai Kinh Lan rằng “Sao con không học theo anh trai của con”.
Để bây giờ nghĩ lại mới thấy đúng là mẹ không đủ tư cách làm mẹ.” Khi đó bà sĩ diện, chỉ hy vọng làm tốt vai trò của mẹ kế, lại bởi vì vậy mà xa cách con trai ruột, thật sự cảm thấy hối hận vì đã làm như vậy.
“Khi các con kết hôn, thằng bé không chịu để bố mẹ ngồi ở vị trí thông gia, bố mẹ cũng nhịn, dù sao nhà họ Thịnh cũng có lỗi với thằng bé.

Nhưng đứa bé trong bụng con cũng là giọt máu của nhà họ Thịnh, nếu có thể, hy vọng con để đứa bé nhận ông bà nội.”
Thấy người lớn xuống nước như vậy, Ôn Từ lại không sao chịu nổi, cô hé miệng, cũng không hứa hẹn mà chỉ nói: “Chuyện này con nghe theo anh Kinh Lan ạ.”
Nguyễn Cầm vừa nghe đã hiểu thái độ của cô, cũng không nói nữa.
Bà nhìn bụng Ôn Từ, lộ ra ánh mắt dịu dàng chưa từng có: “Trong bụng con là thai đôi, A Từ, mẹ tin con nhất định sẽ là một người mẹ tốt, sẽ không thiên vị như mẹ.”
Hai chữ cuối cùng lập tức đánh trúng nội tâm Ôn Từ.
Cũng không phải bởi vì mình, mà là bởi vì Thịnh Kinh Lan.
Từ sau khi biết là thai đôi, mọi thứ Thịnh Kinh Lan chuẩn bị đều giống hệt nhau, nam hai phần, nữ hai phần, cộng lại là bốn phần.
Ôn Từ khuyên anh có chừng mực: “Cũng không biết là nam hay nữ, mua sớm không dùng được thì làm sao bây giờ?”
Ông bố tương lai thích đập tiền thích thú nói:
“Dùng không được thì cứ để đó, nhưng anh không thể không chuẩn bị trước được.”’ Chuyện này thì cũng thôi, thế nhưng sau khi mở đồ Ôn Từ lại phát hiện: “Mấy đồ này anh còn mua màu sắc giống nhau như đúc, đến lúc đó làm sao phân biệt?”

Thịnh Kinh Lan đầy lý lẽ nói: “Anh cũng không biết con thích màu sắc gì, nếu hai đứa nhỏ thích cùng một màu, cũng không thể để đứa này có đứa kia không được chứ?”
Ôn Từ chớp chớp mắt: “Lúc mới sinh ra, con cũng đâu thể tự mình lựa chọn...”
Anh không nói huỵch toẹt ra nhưng trong hành động luôn thể hiện sự công bằng, mặc dù phần công bằng này của anh đã vượt qua mức bình thường.
Mùa Đông, bụng Ôn Từ đã hiện rõ, Thịnh Kinh Lan gần đây lại có thêm niềm vui thú mới là đặt tên.
Anh đặc biệt chuẩn bị một quyển sổ đặt tên, trên đó viết tên con trai hoặc con gái.

Sổ đặt ở đầu giường, Ôn Từ tiện tay lật xem, thấy tên trên đó tất cả đều lấy họ “Ôn”.
Cô bỗng nhiên đề xuất: “Nếu hai đứa bé thì lấy một đứa họ Thịnh đi.”
“Họ Thịnh có gì hay đâu.” Anh không có hảo cảm gì với nhà họ Thịnh.
Ôn Từ lấy bút đặt trên cuốn sổ ra, mở một trang giấy mới tinh viết từng nét chữ “Thịnh” xuống rồi đẩy tới trước mặt anh: “Không phải Thịnh của nhà họ Thịnh, là Thịnh trong Thịnh Kinh Lan.”
Ánh mắt người đàn ông thoáng thay đổi: “Các con vẫn chưa ra đời, sao xác định được ai theo họ ai?”
Anh là người thông minh nhưng trong chuyện này lại rất bướng bỉnh, Ôn Từ mượn lời anh hỏi ngược lại: “Vậy các con còn chưa ra đời, sao anh xác định được chúng đều thích theo họ Ôn?”
Thịnh Kinh Lan sờ cằm, nghiêng đầu nhướng mày với cô: “Bé con, em nói có lý.”
“Họ là món quà cha mẹ dành tặng cho con, không liên quan đến việc có thiên vị hay không.” Ôn Từ nâng quyển sổ lên, đưa đến trước mặt anh: “Cho nên chuyện tên họ xin nhờ ông bố tương lai này.”
Kể từ đó, cứ cách vài ngày là cuốn sổ đặt tên của Thịnh Kinh Lan lại dày thêm một trang.
Dụ Dương lại bắt đầu thấy anh phiền: “Cậu ta đặt tên còn phải đi khắp nơi hỏi người khác có dễ nghe không.”
Ôn Từ nghe xong cảm thấy vui vẻ.
Cặp song sinh sinh ra đời vào tháng Tư hoa nở xuân về, là hai bé gái.
Đứa thứ nhất từ nhỏ không hề khóc nháo, tính cách ôn hòa, theo họ mẹ, đặt tên là Ôn Tri Hòa.
Đứa thứ hai từ khi sinh ra đã hiếu động, lại thừa hưởng gien lặn từ bố mẹ, hai bên má có lúm đồng tiền nhỏ, Thịnh Kinh Lan lật ngược một đống tên đã nghĩ ra trước đó, cuối cùng đổi thành Thịnh Điềm Tửu.
Hai chị em sinh đôi này cũng không giống nhau lắm, hơn nữa còn một tĩnh một động, đối lập rõ ràng.
Sau khi đứa bé ra đời, Thịnh Kinh Lan mới ý thức sự ‘công bằng’ mà lúc trước mình cứ để ý ngu ngốc đến mức nào, đồ đạc của hai đứa bé không thể lẫn lộn, phải lấy màu sắc để phân biệt.
Một ông bố bỉm sữa mới vào nghề có vẻ khó khăn hơn trong tưởng tượng, trong nhà cũng có mời chuyên gia chăm con, đôi khi Thịnh Kinh Lan muốn tự mình chăm sóc mấy đứa nhỏ lại luống cuống tay chân.

Có điều so với con cái, Thịnh Kinh Lan dành nhiều thời gian chăm sóc và bầu bạn với Ôn Từ hơn, về điểm này, ngay cả Ôn Như Ngọc cũng nhìn anh bằng vẻ mặt ân cần.
Lúc trước Ôn Như Ngọc sinh con xong bị trầm cảm, sợ con gái bước theo gót mình, hôm nay nhìn thấy Ôn Từ ngày càng vui vẻ hạnh phúc, thân làm mẹ bà ấy cũng tràn đầy vui mừng.
Sự ra đời của hai đứa trẻ đã lấy đi tinh lực của bố mẹ, nhưng cũng không cản trở bước chân của bố mẹ.

Phòng làm việc “Tàng Trân” làm ăn càng ngày càng phát đạt, thậm chí còn nổi tiếng ra nước ngoài.
Phòng làm việc đã mở một cuộc họp nhỏ, trong đó có vài người đề xuất mở rộng quảng bá sườn xám ra nước ngoài: “Bản thân sườn xám đã có nét duyên dáng truyền thống phương Đông, lại có sự giao lưu văn hóa hiện đại của Trung Quốc và phương Tây chặt chẽ, sườn xám cũng dần được công chúng biết đến.

Đối với người nước ngoài, sườn xám là một loại trang phục mới lạ, chúng ta tích hợp thiết kế hiện đại trên sườn xám truyền thống, mở rộng ra thị trường nước ngoài với nhiều triển vọng.”
Ôn Từ vốn không nghĩ tới kế hoạch xa xôi như thế, chịu ảnh hưởng từ các loại nhân tố khác nhau, từng bước một phát triển nghiệp vụ phòng làm việc trở nên lớn mạnh, hoặc là tiếp tục đi lên hoặc là bảo trì hiện trạng.
Cô vì chuyện này mà phát sầu, ban đêm lăn qua lộn lại ngủ không yên, Thịnh Kinh Lan mở mắt kéo người vào lòng: “Vẫn chưa ngủ à?”
Mũi đụng vào ngực, Ôn Từ theo thói quen vươn tay khoác lên người anh, nhắm mắt lại, rầu rĩ nói ra tình hình gần đây của phòng làm việc: “Gần đây em đang suy nghĩ kế hoạch mở rộng sườn xám ra nước ngoài, chắc chắn không đơn giản như việc bỏ tiền ra mở một phòng làm việc, em lo mình sẽ có chút lực bất tòng tâm.”
Thịnh Kinh Lan bỏ qua chuỗi lo lắng của cô, trực tiếp hỏi: “Bản thân em muốn làm chuyện này, đúng không?
Ôn Từ chần chờ nói: “Cũng muốn đó.”
Thịnh Kinh Lan không chút do dự tỏ vẻ ủng hộ:
“Đã muốn thì cứ làm đi.”

“Chuyện này cũng không phải muốn là có thể làm được.” Giọng cô rầu rĩ.
Cái đầu nhỏ chốc chốc lại cọ vào lồng ngực anh, Thịnh Kinh Lan giữ lấy mặt cô: “Sợ gì chứ, không phải còn anh lót túi cho em sao?”
Ôn Từ thuận thế ngửa đầu: “Gần đây bận rộn công việc, cũng không có mấy thời gian chơi với Ôn Hòa và Tiểu Tửu, em không muốn trở thành một người mẹ bởi vì công việc mà bỏ bê không quan tâm người nhà.”
Thịnh Kinh Lan nhìn vào mắt cô: “Bé con, trước tiên em phải là Ôn Từ, sau đó mới là mẹ.”
Đạo lý này cô đã nghe rất nhiều người nói qua, nhưng chính cô đã từng trải qua cuộc sống này:
“Em đã từng trải qua và biết rõ cảm giác mong chờ mẹ làm bạn nhưng thất vọng là thế nào, không muốn con mình lại giống như mình.”
“Nhưng em không giống như những người khác, em sẽ không kiểm soát cuộc sống của họ với thái độ cứng rắn và lạnh lùng, em sẽ là một người mẹ tốt.”
Cô nói cô ít làm bạn với con, nhưng mỗi ngày về đến nhà cô đều dành thời gian chơi đùa với hai đứa con gái.
Con gái út rất hay cười, mặc kệ ai chọc ghẹo gì bé cũng tươi cười hớn hở, lúc biết bò lại chạy nhảy khắp phòng.
Con gái đầu lại rất ngoan ngoãn, đặt bé vào chỗ nào là ngồi yên ở chỗ đó ôm búp bê có giá trị xa xỉ chơi đùa, thoạt nhìn còn tinh xảo hơn cả búp bê.
Càng lớn, tính cách của hai đứa trẻ càng thêm khác biệt, hoàn toàn không giống hai chị em song sinh.
Vào một buổi chiều nào đó của bốn năm sau, cửa cảm ứng của phòng làm việc “Tàng Trân” tự động mở ra, hai bạn nhỏ đeo cặp sách cùng loại một trước một sau tiến vào phòng làm việc.
Người đi trước nhảy nhót không ngừng, người đi sau tư thái ổn trọng, giống hệt thục nữ.
Ôn Từ đang kiểm tra một mặt thêu, bỗng nhiên bị người khác ôm lấy thắt lưng, ngay sau đó, một cái đầu nhỏ ló ra, vừa mở miệng đã cất giọng non nớt: “Mẹ ơi, con tan học rồi ạ.”
Ôn Từ còn chưa kịp đáp lại, lại nghe thấy một giọng nói lễ phép ân cần: “Mẹ ơi, buổi chiều tốt lành ạ.”
Quay đầu nhìn lại, là hai cô con gái vừa đi nhà trẻ về.

Cô khom lưng ôm hai đứa nhỏ, lấy hoa quả đã chuẩn bị cho chúng: “Các con chờ mẹ một lát nhé, mẹ làm việc xong sẽ đưa các con đến chỗ bố ngay.”
Thịnh Điềm Tửu là một cô nhóc cực kỳ dính người, mỗi lần gặp ai là dính người đó, giống như kẹo dẻo.

Bé vừa xuất hiện, Ôn Từ lại không có cách nào an tâm làm việc, Ôn Tri Hòa hiểu chuyện kéo em gái ra: “Tiểu Tửu, em đừng quấy rầy công việc của mẹ.”
Hai bàn tay nhỏ nhắn mềm mại nắm lấy nhau, Thịnh Điềm lắc đầu nói với chị gái: “Em đâu có quấy rầy mẹ làm việc, em ở cùng mẹ mà.”
Bé nói ở cùng mẹ là ngồi bên cạnh lắc lư lung tung, thỉnh thoảng còn vươn bàn tay nhỏ ra kéo hai cái, thấy mẹ đáp lại mình lại cười rộ lên.

Lúc bé mỉm cười sẽ lộ ra lúm đồng tiền ngọt ngào, người bên cạnh nhìn thấy chỉ hận không thể buông bỏ công việc để chơi với bé.
So ra, Ôn Tri Hòa yên tĩnh hơn rất nhiều, tự mình xem sách ảnh và nghe nhạc cũng có thể giết thời gian.
Hơn nữa, bé còn hiểu được khi người lớn bận rộn không được quấy rầy, dùng cách thức của mình để ngăn cản em gái: “Tiểu Tửu, chúng ta đi làm bài tập đi.”
Hai chị em cao bằng nhau, Thịnh Điềm Tửu nhìn chị gái, khẽ chớp mắt: “Nhưng em không thích làm bài tập.”
Ôn Tri Hòa kéo em gái: “Phải làm, đi theo chị.”
Giọng bé bình tĩnh như nước, Thịnh Điềm Tửu không có cách nào từ chối, cong khóe miệng cười cười nắm chặt tay chị gái: “Được rồi, làm bài tập đi.”
Cuộc đối thoại của hai chị em làm người bên cạnh không khỏi bật cười.
Bài tập ở nhà trẻ rất ít, chỉ là Thịnh Điềm Tửu không nghiêm túc, cứ thế kéo dài nhiệm vụ mấy phút là có thể hoàn thành đến hơn nửa giờ.

Chờ hai chị em làm xong bài tập, công việc của Ôn Từ cũng thuận lợi hoàn thành, cô nhận lấy sổ của hai bé rồi kiểm tra: “Hoàn thành cả rồi này, chữ viết cũng rất tiến bộ.”
Thịnh Điềm Tửu vui vẻ vỗ tay cho mình, lại hỏi:
“Mẹ ơi, con với chị ai viết đẹp hơn ạ?”
Cô thật sự không biết vì sao cô con gái út lại so sánh nét chữ khoa trương của mình với nét chữ tinh tế của chị gái, cô chỉ có thể uyển chuyển nói:
“Nếu Tiểu Tửu chuyên tâm làm bài tập thì cũng có thể viết giống chị gái.”
Hai chị em là điển hình cho sự khác biệt giữa một đứa trẻ bớt lo và một đứa trẻ đáng lo ngại, chính vì vậy, hai vợ chồng càng thêm chú ý thái độ đối xử với con cái.

Không thể bởi vì đứa nhỏ làm ầm ĩ mà trách cứ quá mức, cũng không thể bởi vì đứa lớn nghe lời mà để bé chịu ấm ức nhẫn nhịn.
Bài tập hoàn thành, Ôn Từ dẫn theo hai đứa trẻ đến phòng phục chế văn vật, hai chị em cảm thấy vô cùng hứng thú với nơi chứa đầy bảo vật kia, Ôn Tri Hòa thích văn vật là xuất phát từ thưởng thức, còn Thịnh Điềm Tửu thuần túy là cảm thấy thú vị.
Nơi này thường xuyên xuất hiện những món đồ cổ mới lạ, tất cả đều được Thịnh Điềm Tửu xem là đồ chơi, ví dụ như hiện tại cô bé đang ngắm nghía một món trang trí hình chú chim màu vàng kim: “Bố ơi, con có thể lấy cái này chơi không ạ?”
Bé với không tới, bèn dùng ngón tay chỉ, Thịnh Kinh Lan luôn hào phóng với con gái, muốn cái gì là cho cái đó, thẳng thừng đưa món đồ xa xỉ này cho con gái: “Cầm lấy nào.”
Cho con gái út thì con gái lớn cũng phải có, Thịnh Kinh Lan cố ý hỏi: “Tri Hòa, con muốn cái gì?”
Ôn Tri Hòa chậm rãi lắc đầu.
Tuy rằng bé thích những thứ này, nhưng bé không hề muốn sở hữu hoặc là chơi với chúng, chỉ nhìn là được.
Nhưng Thịnh Kinh Lan nhất định muốn bé chọn.

Ôn Tri Hòa luôn cảm thấy bố rất giỏi, có đôi khi lại ngây thơ như bạn nhỏ ở nhà trẻ.
Bé tiện tay chỉ một một món đồ, rồi thừa dịp Thịnh Kinh Lan không chú ý lặng lẽ giữ chặt tay mẹ:
“Mẹ, có thể giúp con cất thứ này về không ạ?”
“Con không thích sao?”
“Thích ạ, nhưng con thích nó đặt ở đây hơn.” Chứ không phải ở phòng đồ chơi của bé.
Ôn Từ ngồi xổm xuống, kiên nhẫn hỏi con gái:
“Vậy lúc bố cho con chọn sao con không nói thẳng cho bố biết?”
Ôn Tri Hòa hệt như một người lớn: “Con không chọn thì bố sẽ buồn ạ.”
Bé đã sớm biết bố thích sự công bằng, đồ bé thích bố cũng sẽ mua cho em gái, đồ em gái thích cũng phải chuẩn bị cho bé một phần.
Bé nhớ là em gái không thích đọc sách, có lần bởi vì bố tặng sách mà nổi giận, thế nhưng bố lại không nói gì, chỉ biết ngồi xổm trước mặt em gái trầm mặc một lúc lâu.
Bé nghĩ, có thể là bố đang buồn bã.
Nghe con gái nói xong, Ôn Từ ôm bé một cái: “Mẹ sẽ nói chuyện này với bố.”
Bởi vì bản thân từng trải qua nên Thịnh Kinh Lan cố chấp theo đuổi sự công bằng, Ôn Từ biết khúc mắc của anh, mấy năm nay uyển chuyển nhắc nhở qua rất nhiều lần nhưng vẫn không có tác dụng.
Cho đến nay, có một số vấn đề cần phải được thảo luận cởi mở hơn.
“Kinh Lan.”
Ôn Từ tách hai cô con gái ra, đánh lẻ đi tìm Thịnh Kinh Lan: “Đây là Tri Hòa đưa cho em, hy vọng em thừa dịp anh không chú ý mà để lại.”
“Là sao?” Anh thuộc nằm lòng cách bài trí nơi này, sao có thể không bị phát hiện.
Ôn Từ đặt đồ về chỗ cũ: “Tiểu Tửu hỏi anh mấy thứ này là bởi vì con bé cảm thấy thú vị, muốn chơi, Tri Hòa không cần mấy thứ này là bởi vì con bé cảm thấy đồ cổ bày ở đây đẹp hơn.”
Thịnh Kinh Lan: “Cho nên?”
“Hai đứa nó mặc dù là chị em song sinh, nhưng bề ngoài, tính cách và sở thích lại hoàn toàn khác nhau, anh biết rõ hai đứa nó không thích, nhưng bởi vì cái gọi là ‘công bằng’ của bản thân mà cưỡng ép hai đứa tiếp nhận, anh cảm thấy như vậy có đúng không?”
“Em đang dạy anh à?”
“Em chỉ muốn nói với anh là tình cảm giữa Tri Hòa và Tiểu Tửu rất tốt, hai đứa nó chưa bao giờ cảm thấy anh thiên vị người còn lại.

Anh mua sách cho Tri Hòa nhưng có thể mua cho Tiểu Tửu một con búp bê, chuyện này không tính là thiên vị.”
Người đàn ông rũ mắt, liếc xéo mặt đất: “Giá cả vật phẩm không giống nhau.”
“Tặng quà quý ở tâm ý, tựa như đối với Tri Hòa, những món đồ cổ trong căn phòng này có lẽ còn không bằng mấy quyển sách mà con bé thích.”
Ôn Từ nhìn quanh bốn phía: “Thế giới của con nít rất đơn thuần, bọn chúng không coi trọng tiền tài, chỉ lấy sở thích đánh giá một món đồ vật.”
Đồng thời, cô cũng sợ Thịnh Kinh Lan cưng chiều hai cô con gái quá độ: “Hơn nữa hai đứa nó mới được năm tuổi, anh đem mấy món đồ đắt tiền cho con chơi như vậy, lỡ mất thì làm sao bây giờ?”
“Mất thì đổi thôi, cũng không phải không trả nổi.”
Cô đang lo lắng đồ vật tổn thất, Thịnh Kinh Lan lại lo lắng liệu con gái có thấy buồn vì làm mất đồ không.
“Tam quan và nhận thức của trẻ con phải bồi dưỡng từ nhỏ, chẳng lẽ anh hy vọng con gái từ nhỏ đã có cái nhìn lệch lạc về tiền bạc rồi sao?”
Ôn Từ cảm thấy mình đang dạy dỗ tới ba đứa trẻ, việc lớn Thịnh Kinh Lan rất đáng tin cậy, việc nhỏ lại phát sinh vô số vấn đề.
Dưới sự quở trách của Ôn Từ, Thịnh Kinh Lan quyết định tiết chế bản thân một chút, chờ con gái chơi một ngày đã nghiền rồi lấy lại đồ.

Nào biết Thịnh Điềm Tửu đã lén nhét đồ vào cặp sách, mang đến trường học, còn xui xẻo làm mất đồ.
Cậu nhóc trộm đồ của cô bé nhanh chóng bị bại lộ.

Buổi chiều, Ôn Từ và Thịnh Kinh Lan đi đón con gái tan học thì biết được tin tức này, được giáo viên báo cho biết là bố mẹ đối phương đang trên đường chạy tới.
Phong cách ăn mặc của đối phương hiển nhiên là nhà giàu mới nổi, vừa vào văn phòng đã hất mặt lên trời: “Chỉ là mấy món trò chơi trẻ em thôi mà, chúng tôi dư sức đền.”
“Chú khômg mua được đâu! Là đồ của bố cháu tặng đấy ạ!” Thịnh Điềm Tửu không chịu bỏ qua, cậu nhóc kia lại mạnh miệng, sống chết không chịu khai đã giấu đồ vật ở đâu.
Trước kia gặp phải loại chuyện bất bình này, Thịnh Kinh Lan chỉ thích dùng nắm đấm để giải quyết, bây giờ đang đứng trước mặt vợ và con gái, anh ra dáng một ông bố hoàn hảo an ủi con gái: “Tiểu Tửu, bố dạy con rồi mà phải không, chúng ta làm việc phải lấy lý lẽ thuyết phục người khác.”
Thịnh Điềm Tửu kéo cánh tay bố, hy vọng bố lấy lại công bằng cho mình.
Vị nhà giàu mới nổi đối diện liếc mắt khiêu khích, cao ngạo ngẩng cổ: “Bao nhiêu tiền, anh ra giá đi.”
Thịnh Kinh Lan tùy ý nói: “Không đắt lắm, cũng chỉ có bảy con số thôi.”
------oOo------
 


break
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Sắc, Sủng, Nữ Cường, Nam Cường
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc