– Sư muội! Xin sư muội cho biết tình hình giặc tại Luy-lâu?
Vũ Trinh-Thục lên tiếng nói:
– Trước khi các anh hùng mang quân sang Trung-nguyên, Tô Định không có quân trong tay. Các quân, sư trực thuộc Giao-chỉ thì bị phủ Lĩnh-nam công trưng dụng hết. Tô chỉ còn quyền hành chính. Phủ thái-thú gần phủ Lĩnh-nam vương. Tô bị Uy-viễn tướng quân Long-biên hầu Lưu Nhất-Phương thay quyền Trần đại ca kiểm soát gắt gao. Khi tiếp được tờ Đại cáo thiên hạ của Quang-Vũ thề cho Lĩnh Nam phục hồi. Tô đổi thái độ.
Nàng ngưng lại cho cử tọa theo kịp rồi tiếp:
– Tô bí mật liên lạc với các Lạc-hầu, Động-trưởng, Châu-trưởng của đám Lê Đạo-Sinh, ra lệnh cho họ liên kết với nhau, để chờ ngày Lê trở về. Hai mươi ngày trước, Lê Đạo-Sinh cùng đám đệ tử về tới. Tô Định xin yết kiến Lưu Nhất-Phương, trình bày quân tình. Lưu cho mời Tô đến. Lê Đạo-Sinh cùng Hoàng-Đức giả làm tùy tùng của Tô vào phủ Lĩnh-nam vương. Bất thình lình ra tay, giết chết Lưu, chiếm quyền. Tô làm việc bí mật đến sư thúc Trần Khổng-Chúng cũng không hay biết. Lê Đạo-Sinh cho các đệ tử về trang ấp cũ. Lạc-hầu, Động-chủ, Trang-chủ nào theo chúng thì thôi. Ai không theo, chúng giết chết, cử người lên thay. Vì thế, một phần ba trang ấp Giao-chỉ hiện nằm trong tay bọn Lê Đạo-Sinh. Lê thành lập được hai mươi sư bộ binh, khoảng năm mươi ngàn quân.
Vũ Trinh-Thục ngừng lại tiếp:
– Trước, tôi cứ tưởng Lê Đạo-Sinh nhận chức tước giả của Mã thái-hậu hành sự. Không ngờ, sự thực lại do chính Quang-Vũ. Tin mới nhất: Lê Đạo-Sinh trở về Lĩnh Nam được mấy hôm, thì sứ giả Quang-Vũ tới. Sứ giả là một đại tướng danh tiếng. Y tới duyệt xét tình hình. Nếu thấy chúng ta mạnh, chỉ mong phục quốc rồi thôi, thì y để ta yên. Còn thấy Lê Đạo-Sinh mạnh, hoặc ta có tham vọng chiếm Trung-nguyên, y sẽ cử đại quân đánh chúng ta.
Hoàng Thiều-Hoa hỏi:
– Sư muội được tin này ở đâu? Tôi nghĩ, có thể do Tô Định đặt ra, để dọa chúng ta thì đúng hơn.
Đặng Đường-Hoàn lắc đầu:
– Sự thực! Hoàn toàn sự thực. Cách đây mấy hôm, tôi đang ngồi ở bản dinh Vũ Trinh-Thục, thì một người mặc áo xám thình lình xuất hiện. Tôi đấu với y ba chưởng, bị bại. Tuy đánh bại tôi, mà y không nỡ hại. Y tự xưng người Lĩnh Nam, hoàn cảnh bất đắc dĩ phải làm quan với Hán. Y đến báo cho chúng tôi đầy đủ tin tức về chủ tâm của Quang-Vũ với Tô Định.
Quần hùng ngạc nhiên không ít. Với chưởng lực của Đặng Đường-Hoàn, ngoài Khất đại phu, Đào Kỳ, Lê Đạo-Sinh ra, không ai địch nổi ông. Thế mà người đó đánh ba chưởng, ông bị bại. Thì võ công y phải ghê gớm lắm.
Trưng Nhị hỏi:
– Võ công, chiêu số của người ấy thế nào?
Đặng Đường-Hoàn nói:
– Y dùng võ công Cửu-chân. Công lực y cao thâm không biết đâu mà lường. Tôi nói thực, dù Cửu-chân vương, dù sư huynh Đinh Đại công lực cũng kém y xa. Có điều y chỉ muốn biểu diễn, chứ không muốn hại tôi.
Hồ Đề hỏi Đào Thế-Hùng:
– Đào tiên sinh! Trong quí phái còn một cao nhân nào ở vai sư bá, sư thúc của tiên sinh không?
Đào Thế-Hùng trả lời bằng cái lắc đầu. Ông nói:
– Trước đây, sư phụ tôi thu năm người đệ tử. Đại ca Chu Kim-Hựu, nhị ca Trần Kim-Động, nổi tiếng văn học, võ công, tuấn nhã. Cả hai cùng với em gái đại ca là Chu Tái-Kênh khởi binh. Hai người tuẫn quốc tại trận. Chu-tái-Kênh cùng với con trai người, thất lạc phương nào, chúng tôi không rõ. Chu đại ca lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. Kế Chu đại ca, Trần nhị ca đến huynh trưởng Đào Thế-Kiệt, sư tỷ Đinh Xuân-Hoa và sư huynh Đinh Đại.
Trưng Trắc phất tay:
– Chúng ta lấy đại nghĩa dân tộc làm việc. Đương nhiên, anh hùng thiên hạ giúp chúng ta. Người này võ công cao như thế, ẩn trong đám quan lại người Hán, mà bấy lâu chúng ta không biết. Người ấy cũng không hiển lộ thân thế. Cho đến bây giờ mới xuất hiện, như vậy đủ rõ người là đại anh hùng, cam chịu nhục, ở trong hàng ngũ của giặc. Chúng ta cứ ghi tâm. Sau khi phục quốc, tất người xuất hiện. Chúng ta tôn vinh người sau. Như vậy, chúng ta có một trợ thủ đắc lực, võ công ngang với thái sư thúc Lê Đạo-Sinh, Đào Kỳ. Đại phúc cho Lĩnh Nam!
Trưng Nhị hỏi Vũ Trinh-Thục:
– Còn các Huyện-lệnh, Huyện-úy của ta?
Vũ Trinh-Thục đáp:
– Lê Đạo-Sinh bày kế cho Tô Định, triệu tập các Huyện-lệnh, Huyện-úy về họp, rồi thầy trò Lê bắt giam hết. Tô cử người khác thay thế. Mưu kế chưa thành thì tôi tiếp được lệnh Đặng đại-ca khởi binh. Tôi viết thư gửi cho tất cả Huyện lệnh, Huyện-úy biết dã tâm đen tối của Tô Định. Huyện-lệnh, Huyện-úy của chúng ta hạ cờ Hán xuống, kéo cờ Lĩnh Nam lên, giữ vững đồn trại, chờ lịnh Đặng đại-ca. Chỉ có bốn Huyện-lệnh, Huyện-úy theo Tô Định đó là Long-biên, Luy-lâu, Trường-yên và Tây-vu.
Nàng chỉ lên tấm bản đồ vẽ bằng lụa nói:
Trong thành Luy-lâu hiện có một sư kị khoảng hai ngàn năm trăm người, bốn sư bộ khoảng mười lăm ngàn người. Chỉ huy đám quân này là Vũ Hỷ. Y mới được triều Hán phong cho làm Bình-nam đại tướng quân, phó Thứ-sử Giao-châu gồm tất cả sáu quận thuộc Lĩnh Nam. Sư kị do Phương Đại chỉ huy. Còn bốn sư bộ do Hầu Mạnh-Đức, Triệu Thiết, Lý Tam-Mạnh, Tô Phương chỉ huy.
Cử tọa nghe tên mấy sư trưởng, thấy quen quen, chau mày suy nghĩ, thì Vũ Trinh-Thục giải thích:
– Mấy tên Phương, Hầu, Triệu, Lý đều là võ sĩ của Tô Định. Chúng theo Tô từ Trung-nguyên sang. Mấy năm trước Đào Kỳ đã đấu với chúng, xin cho dân Cổ-lễ, Cổ-loa, Cổ-đại miễn Ngũ pháp.
Quần hùng đều à lên một tiếng.
Vũ Trinh-Thục tiếp:
– Xung quanh Luy-lâu, có mười lăm trang ấp của Lê Đạo-Sinh, tráng đinh ước hơn mười lăm ngàn. Lực lượng này do con trai Đức-Hiệp tên Lê Hinh chỉ huy.
Trưng Nhị ngạc nhiên:
– Lê Hinh à? Y bị tàn tật kia mà.
Vũ Trinh-Thục cười:
– Lê Hinh là con trai đầu lòng Đức-Hiệp. Bản tính lười biếng, học văn không thông, học võ không sức, suốt ngày bôi mặt, theo bọn con hát làm trò hề cho thiên hạ. Tới tuổi, Đức-Hiệp cưới vợ cho y. Y bị bất lực, liệt dương, vợ y ngoại tình, y đâm vợ ba mươi lăm nhát dao. Từ đấy, y để đầu bù tóc rối, tự lập ra giáo phái Ngũ không.
Quần hùng nghe đến danh từ Ngũ-không, thì cười ồ lên. Có người cười đến chảy nước mắt, xùi bọt mép ra.
Sa-Giang là người đất Thục, nàng không biết truyện, ngơ ngác hỏi:
– Ngũ không là một tôn giáo ư?
Vũ Trinh-Thục cười:
– Ngũ không là một thứ tôn giáo do tên Hoàng Đức-Phi, Nguyễn Ngọc-Danh, Trịnh Quang đặt ra. Tên Hoàng Đức-Phi xuất thân năm đời lưu manh, vô sở bất chí, qua lại giang hồ, lừa gạt mọi người, được Tô Định trọng dụng cho làm Huyện-úy Lục-hải. Y đưa ra thuyết tự nhiên, cho rằng con người tự nhiên sinh ra mà biết, không cần phải học. Y mở trường, xúi bọn trẻ bỏ cha, bỏ mẹ lêu lổng rong chơi. Đó là Nhất không bất học. Còn tên Trịnh Quang xuất thân danh môn, y là đệ tử thứ nhì của phái Cửu-chân.
Quần hùng nghe đến đây, đều ồ kinh ngạc. Phái Cửu-chân võ công không cao, nhưng võ đạo cực cao. Đệ tử Cửu-chân dù nội đồ, ngoại đồ, dù vai lớn, dù vai nhỏ, đều giữ môn qui, tỏa ra tư cách khác thường. Ba đệ tử nổi danh nhất là Hoàng Thiều-Hoa, Hoàng-hậu Lĩnh Nam được Hoàng-Đế Trần Tự-Sơn, sủng ái cùng cực mà vẫn nhu nhã, xông pha trận mạc. Đào Kỳ võ công vô địch, lĩnh ấn Chinh-viễn đại tướng quân, được Quang-Vũ phong làm Hán-Trung vương lừng danh thiên hạ. Đào Hiển-Hiệu lĩnh ấn Hổ-nha đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Tượng-quận đánh Thục. Mới đây, chiếm Tượng-quận, phá tan đạo binh Trần-Huệ, Ngô-Đạt. Truyện Trịnh-Quang phản sư môn, rất ít người biết đến.
Đặng Thi-Bằng cắt lời Vũ Trinh-Thục
– Cái tên Trịnh Quang phản sư môn phái Cửu-chân đã lâu. Không hiểu nguyên do nào y bị bệnh liệt dương, bị người cướp mất vợ, y sinh ra oán hận đời. Ở đây có sư thúc Trần Năng thông hiểu y học. Xin sư thúc giảng cho biết tại sao người liệt dương lại thường mất hết chí khí đến độ phản phúc không chừng?
Trần Năng đứng lên giải thích:
– Chứng bất lực có nhiều nguyên do. Tôi chỉ nói về chứng bất lực của tên Trịnh Quang. Cha y là Trịnh Văn-Thư xuất thân trộm cướp khét tiếng. Y lưu lạc sang xứ Lào, làm nghề hớt tóc. Y phải đứng nhiều, tổn hại đến gân, xương. Trong y học nói: Thận chủ cốt. Khi xương hoạt động nhiều, khiến thận phải bồi bổ cho xương, lâu ngày thành hư suy. Cha Trịnh Quang đã yếu thận. Khi đẻ ra y. Y thọ lĩnh tiên thiên khí yếu đuối. Vì vậy người y lùn, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mề mệt. Y học cũng nói: Thận chủ não, tàng chí. Thận hư, não hư hao, tinh thần của y như ngọn cỏ trước gió, phiêu phưởng không tự chủ được hành động của mình. Y cam tâm bỏ địa vị đệ nhị đệ tử Cửu-chân, đi vào con đường tà đạo. Y theo tên Hoàng Đức-Phi, đưa ra thuyết Nhị không bất nghĩa, chủ trương bỏ hết tình cha con, vợ chồng, anh em, bằng hữu. Mục đích lôi bọn trẻ ra khỏi sự quản thúc của cha mẹ. Tô Định thích thuyết này nhất, vì nó làm cho trẻ con không tuân lời giáo huấn của phụ huynh, lêu lổng, tương lai... tạo ra lớp người mới vô dụng trong xã hội. Tên Nguyễn Ngọc-Danh đưa ra Tam không bất lao, xúi trẻ con không làm việc. Suốt ngày ca hát rong chơi. Từ khi Hoàng Đức-Phi, Nguyễn Ngọc-Danh, Trịnh Quang được Tô Định gửi sang Trung-nguyên, chúng bị Đào Nhị-Gia cho Thần-ưng ăn thịt. Tên Lê Hinh tự nhận làm giáo chủ. Chính Lê Hinh đưa ra thuyết Tứ không bất tẩy và Ngũ không biệt loại. Nghĩa là: Không tắm rửa, không cắt tóc, không gội đầu. Để người dơ bẩn, tóc tai bờm xờm. Chúng đi đến đâu, ruồi nhặng theo đến đó. Cuối cùng, điều thứ năm, không phân biệt người với súc vật.
Tiên-yên nữ hiệp nói:
– Đạo Phật cũng không phân biệt vậy. Điều đó tốt chứ ?
Đặng Thi-Bằng xen vào:
– Không phải thế đâu. Chúng giao hợp cả với chó, với trâu, với lợn. Không phân biệt người với thú là thế.
Quần hùng hiểu ra, cùng ôm bụng mà cười.
Hồ Hác hỏi:
– Tôi nghe dường như Lê Hinh bị tàn tật phải không?
Vũ Trinh-Thục đáp:
– Y không tàn tật tý nào cả. Đức-Hiệp giao cho y thống lĩnh mười lăm trang ấp. Tráng đinh gần hai vạn, phần lớn ô hợp. Chỉ cần một đoàn tráng sĩ Mê-Linh ra tay, chúng sẽ bỏ chạy ngay. Thôi bỏ truyện Lê Hinh. Chúng ta bàn kế đánh Luy-lâu.
Trưng Nhị cầm chiếc búa lệnh để lên trước mặt nói:
– Chúng ta chờ ngày hôm nay từ đời ông, đời cha, và nửa đời chúng ta. Hôm nay chúng ta được toại ý. Bây giờ chúng ta truyền hịch tới Tô Định. Nếu y đầu hàng thì thôi. Bằng y chống, chúng ta đánh Luy-lâu.
Quần hùng vỗ tay rung động cả gian đại sảnh, hết tràng này tới tràng khác. Trưng Nhị tiếp:
– Chúng ta chia quân làm năm đạo, vây hãm Luy-lâu. Lực lượng chính nhờ Tây-vu. Tây-vu gốc từ vua An-Dương. Người người một lòng. Mời các thống soái Tây-vu ra nhận lệnh.
Hồ Đề vui mừng, vẫy các đệ tử Tây-vu đứng dậy. Họ vui mừng quá, người người đều hiện lên mặt những vẻ kiêu hùng. Đa số họ còn trẻ, tuổi từ mươi hai tới hai mươi.
Ho Đề cầm kiếm lệnh, vẫy một thiếu phụ tuổi khoảng năm mươi, sáu mươi lại, trao cho:
– Tây-vu tiên tử phải trấn nhậm vùng Tây-vu. Người đang cầm quyền Huyện, tổ chức an dân. Ta trao quyền chỉ huy cho lão bà.
Hồ Đề chỉ một thiếu nữ tuổi khoảng mười bảy, mười tám:
– Cô bé này tên Quách A, phó thống lĩnh Tây-vu, khi tôi đi vắng.
Quần hùng cùng nhìn: Quách A thân thể mảnh khảnh, người cao, chân tay dài. Mặt trái soan, môi hồng. Hai con mắt sáng loáng, tỏa ra nét tinh anh, ngỗ nghịch. Một hình ảnh của Trần Quốc, Phương-Dung trước đây.
Hồ-Đề bảo Quách A:
– Ta giao cho Quách A tổng chỉ huy. Lâu nay ta xa Tây-vu, không nắm được khả năng từng tướng soái.
Quách A đứng dậy nói:
– Đầu tiên em cho Thần-ưng bay vào thành tấn công quân sĩ. Còn quân trên mặt em dùng Thần-phong. Sau dùng Thần-tượng phá cổng thành cùng lúc với Thần-hầu vượt tường vào trong. Cửa thành phá, em xua Thần-hổ, Thần-báo vào trước. Phía sau tới tráng đinh. Về phía cửa thành, em chế ra một chiếc xe đặc biệt.
Nàng mang sơ đồ ra trình bày: Đó là một cái xe, phía trước có một cọc gỗ lớn chĩa ra. Phía sau có ba đến bốn con voi đẩy. Chỉ việc thúc voi tiến lên thực mạnh, thì dù tường đồng, vách sắt cũng đổ.
Quần hùng ngơ ngác nhìn Hồ Đề, lòng khâm phục:
– Đám đệ tử Tây-vu đa số là người Mường, người Thái, bản tính chân thực, mà lòng yêu nước lại nhiệt hơn bất cứ ai. Một cô bé xinh đẹp, ngỗ nghịch thế kia, đã nghĩ ra phép phá thành, chuẩn bị từ trước, đến hôm nay đem ra dùng.
Đệ lục Thái-bảo phái Sài-sơn Đặng Đường-Hoàn hỏi:
– Cháu phải cẩn thận, nếu không bị phục binh của Tô Định thì nguy.
Quách A cười:
– Thưa sư bá, đoàn Thần-ưng có hàng ngàn bay trên trời, dù dưới đất có con chồn, con cáo nó cũng thấy. Nếu gặp phục binh, chùng sẽ báo liền.
Trưng Nhị ra lệnh:
– Mời đệ tử Lôi-sơn ra nhận lệnh.
Đinh Hồng-Thanh vẫy các đệ tử Lôi-sơn đứng dậy.
Trưng Nhị chỉ lên bản đồ:
– Lôi-sơn phụ trách đánh cửa Nam. Phía sau Lôi-sơn có đạo Đăng-châu, Văn-lạc chắc Tô Định không dám chạy ra mặt này. Tuy nhiên vẫn phải cẩn thận.
Trưng Nhị tiếp:
– Xin mời đệ tử trang Hiển-Minh ra nhận lệnh.
Đào Thế-Hùng, Đào Phương-Dung, Đào Quí-Minh, cùng đứng dậy với hơn trăm đệ tử, khí thế mạnh như núi lở băng tan. Quần hùng hoan hô vang dậy. Vì ai cũng biết Đào Thế-Hùng thuộc phái Cửu-chân, suốt mấy năm nằm gai nếm mật, mưu đồ phục quốc.
Trưng Nhị kính cẩn nói:
– Đạo binh Đăng-châu thiện chiến nhất, phụ trách đánh cửa Tây. Trường hợp đạo Tây-vu không vào được thành, thì đạo Đăng-châu là nỗ lực chính. Xin sư thúc Đào Thế-Hùng cho biết đạo Đăng-châu có bao nhiêu người.
Đào Thế-Hùng đáp:
– Kị binh hơn ngàn. Bộ binh, thủy binh khoảng năm ngàn.
Trưng Nhị hướng vào Đặng Đường-Hoàn:
– Xin mời đệ tử Nam-thiên ra nhận lệnh.
Đặng Đường-Hoàn cùng các đệ tử Đào Chiêu-Hiển, Đào Tam-Lang, Đào Đô-Thống đứng dậy. Trưng Nhị nói:
– Xin sư bá dẫn các sư huynh đến Phong-châu bắt Lê Hinh, đánh tan bọn du thủ du thực của chúng. Sau đó bình định các trang ấp của Lê Đạo-Sinh.
Nàng nói với Đặng Thi-Bằng:
– Đông-triều nữ hiệp Lê Chân, Hạ-long nữ hiệp Hùng Xuân-Nương, Đặng Thi-Bằng đánh cửa Bắc. Lực lượng trang Văn-lạc hùng hậu nhất, đóng ở phía cửa Nam làm trừ bị. Các anh hùng trừ bị là thái sư bá Cao Cảnh-Minh, lực lượng Hoa-lư.
Nàng kính cẩn nói với Cao Cảnh-Sơn:
– Xin sư bá tổng chỉ huy công thành.
Cao Cảnh-Sơn vẫy tay mọi người lên đường.
Các đạo quân rầm rộ tiến về Luy-lâu. Đúng giờ Thìn ngày 1 tháng 5, phát ba tiếng pháo, quân reo dậy đất. Đặng Thi-Sách, Trưng Trắc, Trưng Nhị cỡi ngựa vòng quanh thành quan sát. Đến cửa đông thấy Tô Định, Vủ Hỷ, Vũ Phương-Anh đứng trên mặt thành. Đặng Thi-Sách gọi lớn:
– Tô Định! Quang-Vũ đã trả Lĩnh Nam cho người Việt. Ngươi dám chống lại Lĩnh Nam, tức chống lại Quang-Vũ. Ngươi đầu hàng, ta hứa cho ngươi cùng vợ con, của cải, tôi tớ trở về Trung-nguyên. Ta là người nghĩa hiệp, không bao giờ sai lời.
Tô Định hỏi lại:
– Ta sẵn sàng đầu hàng. Ta muốn ngươi cho tất cả quan lại, dân Hán ở Luy-lâu an toàn trở về Trung-nguyên với vợ con. Được như thế ta giao thành cho ngươi. Bằng không, ta quyết thủ đến cùng.
Đặng Thi-Sách nói:
– Được, ta đồng ý. Ta cho ngươi ba ngày, để các ngươi chuẩn bị lừa, ngựa, xe cộ về Trung-nguyên.
Đặng Thi-Sách trở về dinh họp các tướng soái bàn định tiếp thu Luy-lâu.
Trưng Nhị lắc đầu:
– Em không tin Tô Định đầu hàng. Dường như y định mưu đồ gì chăng?
Đặng Thi-Sách vỗ tay nói:
– Y còn gì để mưu đồ? Viện quân không có, thế cùng lực kiệt. Lực lượng chỉ trông vào đám Lê Đạo-Sinh. Trong khi Lê Đạo-Sinh bị vây ở Long-biên.
Có tráng đinh vào báo cáo:
– Trình Đặng chưởng môn, có Nguyệt-điện nữ hiệp, dẫn Tô Phương xin vào yết kiến.
Đặng Thi-Sách truyền cho vào. Nguyệt-điện Đàm Ngọc-Nga chỉ Tô Phương nói:
– Tô Định sai Tô Phương ra xin điều đình đầu hàng.
Đặng Thi-Sách mời Tô Phương ngồi. Ông hỏi:
– Tô công-tử! Không biết Tô thái-thú cho công tử tới đây có việc gì?
Tô Phương đáp:
– Phụ thân tôi muốn đầu hàng. Ngặt vì Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh không chịu. Vì vậy gia phụ sai tôi ra xin các vị giúp đỡ.
Trưng Nhị hỏi:
– Ý Tô thái-thú thế nào?
Tô Phương nói:
– Xin các vị hứa tha cho cả vợ chồng Vũ Hỷ, thì y mới chịu đầu hàng.
Đặng Thi-Sách cầm bút viết:
Đặng Thi-Sách, thống lĩnh anh hùng Lĩnh Nam vây Luy-lâu, hứa rằng nếu Tô Định, Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh đầu hàng. Ta sẽ:
Cho tất cả người Hán, Việt không muốn ở Lĩnh Nam trở về Trung-nguyên cùng gia quyến, tôi tớ, của cải.
Người nào muốn ở lại, sẽ được trọng dụng tùy theo tài năng. Vợ con, tôi tớ, tài sản được bảo vệ.
Nếu ta sai lời, trời tru đất diệt.
Ông đưa cho Tô Phương:
– Xin công tử mang về cho Tô thái-thú.
Tô Phương nói:
– Ngày mai chúng tôi mở cửa Bắc, người ngựa, lên đường về Trung-nguyên. Phụ thân tôi sợ rằng, mở tung bốn cửa thành ra, quần hùng tràn vào, tránh sao khỏi đụng chạm với quân Hán ? Chúng tôi xin rút dân chúng, gia đình trước. Sau cùng là quân sĩ. Xin Đặng tiên sinh lệnh cho một vài vị anh hùng, đi với chúng tôi. Sợ trên đường về Bắc, gặp các đạo anh hùng khác chặn đánh.
Đặng Thi-Sách nói:
– Được, tôi sẽ cử hai người có địa vị cao là Nam-thiên đại hiệp Đặng Đường-Hoàn, và Cửu-chân tam hiệp Đào Thế-Hùng đi cùng đoàn binh mã Hán về Trung-nguyên. Dọc đường, các Huyện sẽ cung cấp đầy đủ lương thực cho quí vị. Không biết quí vị có bao nhiêu người?
Tô Phương đáp:
– Quan lại, binh lính ba ngàn bốn trăm năm mươi lăm người. Đàn bà trẻ con mười lăm ngàn hai trăm ba mươi ba người. Lừa, ngựa, trâu, bò, tôi không kiểm được. Ngày mai giờ thìn, chúng tôi xuất thành ra cửa Bắc.
Đặng Thi-Sách tiễn Tô Phương vào thành, rồi trở lại.
Quách A nói:
– Đặng đại ca, dường như chúng âm mưu gì thì phải. Em không tin chúng đầu hàng. Phải cẩn thận.
Đặng Đường-Hoàn lắc đầu:
– Tiếc rằng không có Phương-Dung, Vĩnh-Hoa ở đây. Hai người đó chuyên bày mưu lừa giặc thì họ biết chúng hàng thực hay giả. Ta nghĩ, khi Tô Phương năn nỉ xin tiếp tế lương thực, cử người theo giúp đỡ, chắc chúng đầu hàng thực. Nếu chúng giả đầu hàng, chúng dại gì xua vợ con đi trước, để bị chúng ta làm thịt?
Trưng Trắc bàn:
– Được, vậy như thế này: Lực lượng các nơi khác vẫn tiếp tục bao vây. Tại cửa Bắc, ta cho quân phục hai bên. Nếu thấy đàn bà trẻ con ra trước chắc chúng đầu hàng thực. Còn chúng bất thần xua quân đánh. Ta vây ép lại tiêu diệt. Ta với nhị muội đích thân chỉ huy mặt Bắc.
Tiên-yên nữ hiệp nói:
– Tôi cũng có mặt tại đấy, để kịp thời tiếp ứng.
Hùng Xuân-Nương bàn:
– Ta nên viết thư báo tin này cho Vĩnh-Hoa, Phương-Dung biết.
Đặng Thi-Sách vội ngồi viết thư, sai Thần-ưng đi liền.
Sáng hôm sau, đúng giờ Thìn, cổng thành Bắc mở rộng, ba mươi chiếc xe bò, mỗi chiếc hai con kéo, trên chở lợn, gà, đồ nề, cùng trẻ con, đàn bà thủng thỉnh ra trước. Tiếp theo hơn năm mươi xe ngựa, chở đàn ông người Hán, đa số là dân chúng. Phía sau, đoàn xe còn rất dài.
Đặng Thi-Sách, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Cao Cảnh-Sơn, Cao Cảnh-Minh, Tiên-yên nữ hiệp, chăm chú nhìn đoàn xe. Nếu có triệu chứng gì khác lạ, lập tức ra tay ngăn cản liền.
Đặng Thi-Sách nói:
– Chúng đầu hàng thực rồi!
Đoàn thứ nhất rời cổng thành, tới đoàn thứ nhì. Bỗng một chiếc xe ngựa long bánh lật nhào. Con ngựa nhảy lên, hí inh ỏi. Đặng Thi-Sách, Trưng-Trắc, Trưng-Nhị là những người hiệp nghĩa, thấy xe đổ, người trong xe kêu oai oái, vội nhảy xuống ngựa, đỡ xe, mở cửa cứu người.
Thình lình một tiếng quát lớn, bảy người trong xe vọt lên, rút kiếm đâm Thi-Sách, Nhị Trưng. Diễn biến quá đột ngột.
Ba người không kịp trở tay. Đặng Thi-Sách bị năm mũi kiếm đâm trúng cổ, ngực, bụng. Trưng Trắc né kịp, nhảy lui hai bước. Trưng-Nhị bị trúng ở vai, nàng lộn hai vòng. Còn ở trên không nàng rút kiếm, khoanh thành vòng tròn, bảo vệ trước ngực.
Đặng Thi-Bằng, Hùng Xuân-Nương, Lê Chân, Tiên-yên nữ hiệp rút kiếm phản công. Bấy giờ mọi người mới nhìn rõ bảy người là Phương Đại, Hầu Mạnh-Đức, Triệu Thiết, Lý Tam-Mạnh, Tô Phương, Vũ Phương-Anh, Vũ Hỷ.
Cao Cảnh-Minh định ra tay, thì trên chiếc xe phía sau, một người vọt lên cao, phóng chưởng đánh xuống đầu ông. Chưởng lực mạnh kinh người. Ông vội vung chưởng đỡ. Binh một tiếng. Người ông bật lui trở lại ba thước liền. Ông oẹ một tiếng, khạc ra búng máu. Người đó lại tấn công Tiên-yên nữ hiệp. Bà vung chưởng đỡ. Chưởng của bà là chưởng Âm nhu, hai chưởng chạm vào nhau không có tiếng kêu. Cả hai người đều lui lại. Người đó lên tiếng:
– Khá lắm! Ngươi lại học được của thằng đầu trọc đồng đen Tăng-Giả Nan-Đà môn Thiền-công.
Bấy giờ mọi người mới nhận ra y là Lê Đạo-Sinh.
Cao Cảnh-Sơn, lệnh cho vây bắt hết đám đàn bà trẻ con trên các xe đã ra khỏi thành.
Trong thành, thiết kị ào ào đổ ra. Phía ngoài thành náo loạn cả lên.
Cao Cảnh-Sơn vung tay. Đoàn Thần-nỏ Âu-Lạc đẩy tới năm chiếc xe. Trên mỗi chiếc chở một dàn Nỏ-thần. Năm dàn thay phiên nhau bắn vào cửa thành. Đoàn thiết kị ra được năm toán, bị bắn ngã cả năm.
Tô Định đứng trong thành, dốc thiết kị xông ra. Năm đoàn khác vừa ra, lại bị Thần-nỏ bắn ngã. Cứ thế đến đoàn thứ ba mươi, thì xác người, xác ngựa chồng chất lên nhau ngoài cổng thành.
Quách-A cỡi trên lưng con voi trắng. Tay cầm tù và thổi. Đoàn Thần-ưng hàng ngàn con, từ trên trời lao vào trong thành tấn công. Phía sau Hoàng-Hổ tướng dốc đoàn Thần-hổ hơn năm trăm con. hổ gầm, ưng kêu, ào ào tiến vào cổng thành. Tô Định xua quân xông ra, quyết chiến.
Đám anh hùng Lĩnh Nam vây kín bọn Lê Đạo-Sinh. Tiên-yên nữ hiệp đấu với Lê Đạo-Sinh ngang tay. Vũ Hỷ đấu với Trưng Trắc, Vũ Phương-Anh đấu với Trưng Nhị. Còn lại các anh hùng hỗn chiến với bọn Tô Phương.
Thình lình, một người ngồi trong đám dân Hán, bịt mặt, nhảy vọt lên cao. Thân pháp của y đẹp vô cùng. Còn ở trên cao, y đã đánh xuống một chưởng hướng đầu Lê Đạo-Sinh. Quần hào nhận ra đó là chiêu Thiết-kình phi chưởng của Cửu-chân. Lê Đạo-Sinh thấy chưởng phong của đối phương mạnh đến long trời lở đất, thì y kinh hoảng. Y vội ra chiêu Ác ngưu nan độ đỡ. Binh một tiếng. Người kia bay bổng lên cao. Y lộn ba vòng trên không, phát chiêu Loa thành nguyệt ảnh đánh xuống. Lê Đạo-Sinh kinh hoàng đến đờ người ra. Trong đầu óc y nghĩ rất nhanh:
– Võ công Lĩnh Nam ta chỉ sợ có sư huynh với Đào Kỳ. Vì hai người phát minh ra lối vận khí bằng kinh mạch. Còn người này, không biết là ai, mà xử dụng võ công Cửu-chân đến trình độ không thể ngờ tới?
Y phát chiêu Ngưu tẩu như phi đỡ. Binh một tiếng. Y lui lại một bước. Người áo xám đáp xuống đất, lên tiếng nói với Lê Đạo-Sinh:
– Uổng thay cho mi, luyện được bản lĩnh vô địch. Không biết đem ra cứu dân, phục quốc, mà lại đi làm tôi mọi cho Mã thái-hậu. Hãy đỡ chưởng nữa của ta.
Người đó phát chiêu Hải-triều lãng lãng. Lê-đạo-Sinh khinh thường võ công Cửu-chân. Y vung chưởng đỡ. Binh một tiếng. Cả hai người đều lui lại. Người ấy laị phát lớp thứ nhì. Kình lực ào ào chụp xuống. Lê Đạo-Sinh thấy chưởng lực hung dữ, phát chiêu Ngưu-hổ tranh phong đỡ. Binh. Y bật lui lại hai bước. Còn người kia đứng nguyên. Người kia phát lớp thứ ba. Lê Đạo-Sinh không dám đỡ. Y nhảy lui lại bảy bước liền. Người kia hướng chưởng vào Hầu Mạnh-Đức, Triệu Thiết. Hai người này bị trúng chiêu chưởng mạnh đến long trời lở đất. Người chúng bay bổng lên cao, vỡ làm năm, sáu mảmh, rơi xuống đất. Ruột, gan bay tung tóe.
Vũ Hỷ, và đồng bọn kinh hoảng, chạy vào trong thành. Vừa đúng lúc cửa thành đóng lại.
Cơn hỗn loạn qua, đệ tử Tản-viên vây cửa Bắc như cũ. Họ bắt được tất cả hơn ba trăm đàn bà trẻ con. Trưng Nhị, Lê Chân chinh chiến quen, bình tĩnh phân loại tù binh, thẩm vấn. Lát sau nàng tìm ra: Đám đàn bà trẻ con đó đều là dân chúng trong thành, bị bắt ép lên xe, giả vợ con người Hán, đánh lừa Lĩnh Nam.
Đào Thế-Hùng nghe tin báo, ông đến nơi. Ông hướng vào người bịt mặt kính cẩn nói:
– Tiền bối là cao nhân bản phái. Xin tiền bối cho hậu sinh được biết danh tính ?
Người kia cười:
– Biết để làm gì? Ta uổng mang danh bề trên các người, mà không cứu nổi dân chúng Lĩnh Nam, ta đâu dám chiềng mặt ra nữa? Mi là Đào Thế-Hùng phải không? Đào Thế-Kiệt ta đã gặp rồi. Các ngươi là hậu sinh mà làm được đại nghiệp. Ta khen, ta phục. Cố lên, chỉ còn một bước nữa mà thôi. Ta lại trở về bên Hán. Sẵn sàng đứng trong bóng tối giúp các ngươi. Ta đi đây.
Người đó nhấp nhô mấy cái, biến vào rừng mất.
Đặng Đường-Hoàn nói với Đào Thế-Hùng:
– Đào sư huynh. Chính người này đã báo tin cho Vũ Trinh-Thục, và đánh bại tôi bằng ba chưởng nhẹ nhàng. Sư huynh có biết người là ai không?
Đào Thế-Hùng lắc đầu:
– Để tôi hỏi huynh trưởng xem. Trong đầu óc tôi, không tìm được một người nào trong phái Cửu-chân, có võ công cao như vậy cả.
Quần hùng trở về trướng, băng bó vết thương cho Trưng Nhị. Nàng chỉ bị thương nhẹ. Còn Đặng Thi-Sách thì mê man, bất tỉnh. Máu ra nhiều quá.
Trưng Trắc hỏi:
– Trần thái sư thúc đâu. Mau cầu người cứu trị.
Lê Chân đáp:
-Sau khi chôn cất sư phụ, người nói rằng người cần ở lại gặp đại ca Trần Tự-Sơn có chút việc. Làm sao tìm được người bây giờ?
Có tiếng nói vọng vào:
– Ta đã về đây.
Tiếng nói vừa dứt. Khất đại phu vào trong trướng. Ông cầm mạch Đặng Thi-Sách, lắc đầu nói:
– Vô ích mất rồi! Kiếm đâm trúng tâm mạch, thì cứu làm sao được?
Ông móc trong túi ra ba viên thuốc, bỏ vào miệng Đặng Thi-Sách. Một lát Đặng Thi-Sách mở mắt ra, thều thào nói:
– Ta... thành vô dụng rồi. Tiếc rằng ta không được thấy ngày Giao-chỉ sạch bóng quân thù. Thôi, trước sau Lĩnh Nam cũng phục hồi. Cuộc đời ta coi như tạm...
Ông nghẹo cổ sang bên cạnh, tắt thở.
Vừa lúc đó, có thư của Phương-Dung, do Thần-ưng đưa lại:
Đặng đại ca phải cẩn thận. Không thấy tin tức Lê Đạo-Sinh ở Long-biên. Dường như y ở Luy-lâu với vợ chồng Vũ Hỷ.
Khất đại phu nói:
– Khi hoàng đế Lĩnh Nam thoái vị,ngươì truyền chỉ Đô Dương tạm thay quyền cho đến khi cử xong các Vương, đề cử hoàng đế Lĩnh Nam. Đô Dương cử Đặng Thi-Sách thống lĩnh anh hùng đánh Giao-chỉ. Nay Thi-Sách tuẫn quốc, chúng ta cử ai? Để công bằng, chúng ta họp các tướng soái lại, cử người thay thế Thi-Sách. Ta xin đứng ngoài, làm trọng tài.
Các tướng soái được mời lại họp: Gồm tất cả anh hùng Lĩnh Nam, đệ tử các phái, tổng cộng ba trăm mười bốn người. Khất đại-phu phát cho mỗi người một mảnh giấy. Ông nói:
– Các người muốn cử ai, thì biên tên vào mảnh giấy này.
Đợi cho các anh hùng bỏ phiếu vào một cái thùng xong. Khất đại phu gọi Quách A:
– Cháu bé, lại đây kiểm điểm với ta.
Sau khi kiểm, Khất đại-phu nói lớn:
– Đào Thế-Hùng 121 phiếu.
– Trưng Nhị 64 phiếu.
– Trưng Trắc 129 phiếu.
Vậy Trưng Trắc thay chồng làm Giao-chỉ vương, cầm quân tiếp tục sự nghiệp của chồng. Từ tiền cổ đến giờ, trong thế gian, đây là lần đầu tiên, một người đàn bà lên tước vương.
Quần hùng cúi đầu hành lễ với Trưng-vương. Trưng-vương nói trong nước mắt:
– Đa tạ Thái sư-thúc, đa tạ các vị trao trọng trách. Tôi xin làm hết sức mình, mưu hạnh phúc cho dân Giao-chỉ.
Quách A nói lớn:
– Sư tỷ, em gọi sư tỷ là Trưng-vương được rồi đây. Trưng vương đừng nói: Mưu hạnh phúc cho dân Giao-chỉ. Biết đâu sau này Lục vương hội lại, cử sư tỷ làm Hoàng-đế Lĩnh Nam thì sao? Mình là con cháu Âu-Cơ mà, nữ cũng làm Hoàng-đế được chứ?
Trưng Trắc nghiêm nghị nói:
– Đa tạ sư muội nhắc nhở.
Trưng-vương nói với quần hùng:
– Chúng ta trúng kế Lê Đạo-Sinh. Đặng đại ca tuẫn quốc. Thái sư bá Cao Cảnh-Minh, Trưng Nhị bị thương. Nguyên khí bị tổn. Vậy ý kiến các vị thế nào?
Vũ Trinh-Thục hiến kế:
– Quân chúng ta đông hơn giặc. Giặc thủ ở trong thành kiên cố. Chúng biết ta không dám đánh thành, sợ chết dân chúng. Vậy bây giờ, chúng ta chia nhau đánh các trang ấp theo giặc. Sau đó trở về đánh Long-biên. Cuối cùng đánh Luy-lâu.
Trưng Trắc gật đầu:
– Sư muội nói phải. Chúng ta cần chiếm hết Giao-chỉ trong một tháng. Nếu không bọn Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí sắp đánh Nam-hải đến nơi rồi. Vậy sư bá Đặng Đường-Hoàn cùng các đệ tử đánh chiếm Phong-châu. Không biết sư bá có cần thêm quân không?
Đặng Đường-Hoàn nói:
– Tôi có ba đệ tử võ công cao. Đệ tử, tráng đinh tinh nhuệ tới ba ngàn. Còn lại bên giặc có mười lăm ngàn tráng đinh, vô tổ chức, do tên khùng Lê Hinh chỉ huy, thì không sợ. Xin cho tôi mượn đội Thần-ưng của Hồ Đề cũng đủ.
Hồ Đề gật đầu:
– Tôi cử một đội ba trăm Thần-ưng theo sư bá.
Trưng Trắc nói với Trần Công-Minh:
– Xin sư bá về điều động lực lượng Ký-hợp, tiến đánh tám trang ấp của Vũ Nhật-Thăng. Sư bá có cần ai theo giúp không?
Trần Công-Minh nói:
– Gần Ký-hợp có một sư người Hán trấn đóng, thêm tráng đinh tám trang của Vũ Nhật-Thăng khoảng năm ngàn người. Tôi có hai ngàn tráng đinh tinh nhuệ, so với giặc ít quá. Tôi có hai đệ tử là Nguyễn Thánh-Thiên và Đàm Ngọc-Nga. Thánh-Thiên hiện thống lĩnh quân mã Nam-hải, Đàm Ngọc-Nga ở đây. Vậy cho sư muội Tiên-yên với Đàm Ngọc-Nga theo giúp.
Trưng Trắc gật đầu:
– Xin sư bá lên đường ngay cho.
Trưng Nhị vội viết thư sai Thần-ưng báo cho Đào Kỳ biết trước.
Trưng Nhị vội viết thư sai Thần-ưng báo cho Đào Kỳ biết trước.
Đào Thế-Hùng hỏi:
– Trong khi Trưng-vương vắng mặt. Nếu giặc sơ hở, chúng tôi có nên đánh Luy-lâu không?
Trưng vương đáp:
– Đạo binh sư bá thiện chiến nhất, xin kéo xuống Long-biên với tôi. Mọi truyện ở đây đã có Trưng Nhị. Bây giờ sư muội Đào Phương-Dung, Quách A dẫn một sư bộ Đăng-châu đi tiên phong. Đội thứ nhì do sư đệ Đào Quí-Minh dẫn một sư Đăng-châu tiếp ứng. Tôi với Đào lão bá đi sau với đội Thần-tượng.
Quách A hỏi:
– Phàm quân phải có chúa tướng. Vậy em với Đào Phương-Dung ai là chúa tướng?
Trưng vương đáp:
– Đào Phương-Dung lớn hơn hai tuổi là chúa tướng. Khi gặp địch, thì sư muội điều khiển quân. Đào Phương-Dung thiết kế.
Trưng Nhị bàn:
– Chúng ta đổi kế hoạch. Luy-lâu từ thực biến sang hư. Long-biên từ hư biến sang thực. Vậy như thế này: Khi đánh Long-biên, để trống cửa tây cho chúng chạy về Luy-lâu. Trong khi đó, ta cho người trà trộn với dân chúng, quan lại Long-biên, vào thành Luy-lâu. Có như vậy đánh Luy-lâu mới dễ dàng. Thôi mời quý vị lên đường.
Quách A, Đào Phương-Dung dẫn quân lên đường.
Quách A tuy mới mười bảy, mười tám tuổi, nàng thay Hồ Đề thống lĩnh lực lượng Tây-vu đã quen, điều động đúng phép đâu ra đấy.
Hai người, một trầm tĩnh, một lí lắc, dẫn quân lên đường. Đi đến trưa, Quách A truyền lệnh dừng quân lại. Nàng chỉ lên trời nói:
– Sư tỷ coi kìa! Quân mình đang giao chiến với giặc. Dường như mình bị thua thì phải.
Phương-Dung nhìn theo tay nàng chỉ về phía trước: Một đạo quân vừa đánh vừa lui. Trong khi trên trời Thần-ưng lao xuống cản hậu. Quách A nói:
– Đội Thần-ưng này của Đào Nhị-Gia tức Sún Rỗ.
Đào Phương-Dung hỏi:
– Sao sư muội biết?
Quách A cười:
– Lối đánh của Sún Rỗ cho từng đợt, từng đợt liên tiếp nhào xuống. Song có đợt đánh, có đợt đe dọa.
Đào Phương-Dung bàn:
– Chúng ta cho quân phục vào ven đường. Đợi cho Đào Nhị-Gia với giặc đi qua. Chúng ta đánh phía sau.
Quách A ra lệnh quân sĩ phục vào ven rừng. Nàng truyền một thám mã chạy trở lại báo tin cho Đào Quí-Minh, Trưng Trắc biết.
Hai nàng leo lên cây ẩn.
Quả nhiên phía trước một đạo quân khoảng năm trăm người do Sún Rỗ, Sa-Giang chỉ huy, vừa đánh vừa lui. Trên trời Thần-ưng lao xuống vùn vụt đánh vào đội kình địch. Phía sau đoàn quân khoảng hai ngàn người đuổi theo. Người chỉ huy đạo quân này là một trung niên hán tử tuổi khoảng bốn mươi, và một thiếu nữ khoảng hai mươi ba, hai mươi bốn, nhan sắc khá xinh đẹp.
Sún Rỗ, Sa-Giang đang chạy, thấy Thần-ưng kêu ré lên những tiếng lớn vui mừng. Chàng nói với Sa-Giang:
– Phía sau có phục binh của chúng mình, đông lắm. Thần-ưng đã phát hiện, báo cho mình biết. Ta phải dụ chúng đuổi theo, để phục binh đánh chúng.
Hai người dừng lại cản hậu cho quân rút lui. Thiếu nữ đuổi theo thấy vậy rút kiếm tấn công. Sa-Giang vung kiếm trả đòn. Trong khi hai người giao đấu thì trung niên hán tử đứng ngoài quan sát. Y nói:
– Minh-Châu, kiếm pháp thiếu nữ này là kiếm pháp Thiên-sơn, cương nhu hợp nhất. Phải cẩn thận đấy. Dường như y thị biết cả kiếm pháp Long-biên.
Đào Phương-Dung nói với Quách A:
– Thiếu nữ này tên Minh-Châu, thị xử dụng kiếm pháp Tản-viên. Công lực thị rất thâm hậu. E rằng không thua chị. Còn gã đàn ông kia là Hàn Thái-Tuế, đệ tử của Lê-đạo-Sinh. Võ công y cao ngang với phụ thân chị.
Sún Rỗ gọi lớn:
– Sa-Giang chạy thôi!
Sa-Giang chém bậy một kiếm, giật cương cùng Sún Rỗ phi ngựa chạy theo quân.
Hàn Thái-Tuế, Hoàng Minh-Châu xua quân đuổi theo. Đợi cho hậu quân của chúng qua khỏi. Quách A cầm tù và thổi lên một hồi. Phục quân từ trong rừng, đánh trống hiện ra, chặn mất đường về của Hàn Thái-Tuế.
Phía trước Sún Rỗ, Sa-Giang hô quân đánh quật ngược trở lại.
Quách A nói lớn:
– Các tráng đinh nghe đây: Lê Đạo-Sinh, Hàn Thái-Tuế theo Hán, hại người Việt. Đất Lĩnh Nam chúng ta đã phục hồi. Vậy các người còn chờ gì mà không buông vũ khí đầu hàng. Ai hàng thì sống. Ai chống thì chết.
Hàn Thái-Tuế bình tĩnh bảo Hoàng Minh-Châu:
– Cháu chỉ huy một toán cầm chân với thằng Sún Rỗ. Sư thúc đánh với đám phục binh này.
Hàn Thái-Tuế chia binh làm hai. Y cầm kiếm tấn công Đào Phương-Dung. Nàng rút kiếm đánh trả. Song công lực của nàng so với y quá thấp. Chỉ mười hiệp đã luống cuống. Quách A thấy vậy rút kiếm nhảy xuống đất tấn công ngựa Hàn Thái-Tuế.
Được mấy hiệp. Bỗng ngựa của Hàn Thái-Tuế hí lên một tiếng đau đớn, ngã lăn ra. Hàn Thái-Tuế vọt người lên cao, tà tà đáp xuống bụi cỏ. Thình lình hai chân y vướng vào dây. Y luống cuống định gỡ ra, thì vai, rồi tay bị dây quấn chặt. Y ngã lăn xuống đất. Quách A dí kiếm vào cổ y, cho tráng đinh trói lại. Bấy giờ Hàn Thái-Tuế mới biết mình bị ba con trăn quấn ở chân, vai, tay.
Nguyên trong khi giao chiến, Quách A mở cái túi đeo trên lưng ngựa, huýt sáo cho trăn vọt ra bãi cỏ. Rồi nàng mở ống tre bên mình, hơn trăm con ong bay đến đốt ngựa của Hàn Thái-Tuế. Ngựa hất y xuống bãi cỏ chỗ trăn nằm, đúng như Quách A ước tính. Y bị trăn cuốn chặt.
Vừa lúc đó, đạo quân Đào Quí-Minh đã tới, bao vây đội quân Hàn Thái-Tuế như tường đồng vách sắt.
Trưng vương, Đào Thế-Hùng cũng vừa tới. Bà nói:
– Sư muội Minh-Châu. Đời cha phạm tội, đời con nên hoán cải. Sư thúc Hoàng Đức đã làm hại Lĩnh Nam, sư muội nên tu tỉnh, chuộc tội với dân Việt. Hãy bỏ kiếm xuống hàng đi thôi.
Hoàng Minh-Châu đang đấu với Sa-Giang, nghe Trưng vương nói, chưa biết quyết định sao. Thì Đào Thế-Hùng tiến đến bên nàng. Ông quơ tay một cái, bắt lấy kiếm. Thuận tay túm áo nàng nhấc lên khỏi mình ngựa quăng xuống đất.
Trưng Trắc kinh ngạc nghĩ thầm:
– Trước kia Đào Thế-Kiệt, Đào Thế-Hùng võ công cũng không hơn mình làm bao. Sao nay tiến đến trình độ này? Ta muốn thắng sư muội Minh-Châu, ít ra cũng phải trên hai chục hiệp. Chứ có đâu chỉ quơ tay một cái, như bắt một con cóc?
Bà hỏi Đào Thế-Hùng:
– Đào lão bá! Võ công người tiến đến mức này rồi ư?
Đào Thế-Hùng nói:
– Tôi được Đào Kỳ giao cho bộ Văn lang võ kinh, luyện tập ba năm qua.
Trưng vương gật đầu:
– À thì ra thế!
Bà hỏi Sún Rỗ:
– Đào sư đệ! Tại sao sư đệ với Sa-Giang lại bị Hàn Thái-Tuế đuổi tới đây.
Sún Rỗ kể cho bà biết: Trang Thái-hà do Lê Ngọc-Trinh, đệ tử của Trần Đại-Sinh cai quản. Trong khi Lê Ngọc-Trinh sang Trung-nguyên, ở nhà Tô Định chiếm lại, giao cho Hoàng Minh-Châu. Bây giờ Đào Kỳ cử Lê Ngọc-Trinh với Sún Rỗ, Sa-Giang đánh chiếm lại. Sa-Giang bày kế cho Sún Rỗ với nàng đánh Thái-hà dụ Hoàng Minh-Châu đuổi theo. Trong khi đó Lê Ngọc-Trinh ở nhà đánh úp. Vì võ công Sa-Giang cao hơn Hoàng Minh-Châu nhiều, nên Hàn Thái-Tuế xuất hiện, cứu viện. Hoàng Minh-Châu dốc toàn lực tráng đinh đánh nhau với trên năm trăm người của Sún Rỗ. Sún Rỗ, Sa-Giang vừa đánh, vừa chọc giận cho Hàn Thái-Tuế đuổi. Không ngờ đến đây thì gặp đạo quân Trưng vương.
Bỗng Sún Rỗ kêu lên:
– Chiếm được trang Thái-hà rồi.
Chàng chỉ về phía trước cho Trưng vương nhìn: Đoàn Thần-ưng đang lượn vòng tròn trên trời, ca hót nhịp nhàng.
Sún Rỗ, Sa-Giang dẫn đường. Khoảng nửa giờ sau, tới trang Thái-hà. Trên cổng treo lá cờ Lĩnh Nam phất phới. Lê Ngọc-Trinh từ trong trang ra đón, thấy Trưng vương mặc quần áo trắng, nàng hoảng hốt hỏi:
– Trưng Trắc! Cái gì đã xảy ra?
Trưng vương rưng rưng nước mắt nói:
– Sư thúc! Đặng đại ca tuẫn quốc rồi.
Lê Ngọc-Trinh bưng mặt bật lên tiếng khóc. Nàng nói:
– Không ngờ đất Lĩnh Nam chưa sạch bóng quân thù, mà chưởng môn phái Tản-viên của chúng mình đã tuẫn quốc.
Nàng mời Trưng vương vào trang Thái-hà.
Đào Phương-Dung kể sơ lược mọi truyện cho Lê Ngọc-Trinh nghe. Ngọc-Trinh than:
– Khổ thực! Phái Tản-viên nhà mình nảy ra sư thúc Lê Đạo-Sinh. Không biết sư phụ tôi tính sao?
Đào Thế-Hùng nói:
– Luật lệ phái Tản-viên không cho người đồng môn giết nhau, dù phạm bất cứ tội gì. Thế mà Vũ Hỷ giết Đặng Thi-Sách. Không biết Khất đại-phu có chịu ra tay giết Lê Đạo-Sinh không? Thôi được, để tôi bảo Đào Kỳ làm việc đó vậy.
Sún Rỗ dùng Thần-ưng báo tin cho Đào Kỳ. Đến chiều Đào Kỳ, Phương-Dung đến. Hai người làm lễ ra mắt Trưng vương, tiếc than về truyện Thi-Sách tuẫn quốc.
Phương-Dung tường trình lên Trưng vương:
– Chúng em về tới nơi được biết trong thành Long-biên chỉ có mặt Đức-Hiệp, Hoàng Đức, Ngô Tiến-Hy, Hoàng Thái-Tuế. Còn Vũ Nhật-Thăng đang dẫn quân đánh Ký-hợp. Lê Đạo-Sinh, Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh ở Luy-lâu. Huyện Thiên-trường, đệ tử của sư thúc Trần Quốc-Hương đã chiếm được. Việc quản lý trang ấp, nhất nhất đều tổ chức hoàn hảo. Thiên-trường tam anh Trần Quốc-Dũng, Trần Quốc-Lực, Trần Quốc-Uy họp các tráng đinh vùng này được hơn năm ngàn, với năm ngàn quân đầu hàng thành một vạn, uy hiếp mặt Nam Long-biên. Tại Lục-hải, Hùng Bảo cho lệnh hạ cờ Hán, kéo cờ Lĩnh Nam, tuyên cáo đất nước phục hồi, kéo vừa quân, vừa tráng đinh hơn vạn người đã về tới tối hôm qua. Sư bá Nguyễn Tam-Trinh, Mai-động ngũ hùng cùng đệ bát Thái-bảo phái Sài-sơn là sư thúc Vĩnh Huy kéo hơn năm ngàn người về vây phía Đông Long-biên.
Trưng vương hỏi:
– Đạo quân Hoa-lư chưa tới sao?
Đào Kỳ đáp:
– Đức-Hiệp mang quân đánh trang ấp của sư thúc Trương Thủy-Hải, Trương Đằng-Giang. Phương-Dung dùng Thần-ưng báo cho phái Hoa-lư biết. Phái Hoa-lư từ mạn trong kéo ra cứu viện. Chỉ một trận, quân Đức-Hiệp tan. Hiện lực lượng hai phái Hoa-lư, Long-biên vây mặt tây thành Long-biên. Tất cả các trang ấp của Lê Đạo-Sinh, tiểu đệ sai Tây-vu Thiên-ưng ngũ tướng đánh chiếm lại được hết. Phương-Dung đợi sư tỷ đánh chiếm Luy-lâu xong, thì bọn em đánh Long-biên. Không ngờ xảy ra vụ Lê Đạo-Sinh, làm Đặng đại ca tuẫn quốc.
Một lát Hoàng Thiều-Hoa, Trần Năng, Hùng Bảo đến ra mắt Trưng vương chia buồn về vụ Đặng Thi-Sách tử trận.
Đào Kỳ nghe Trưng-vương tường thuật về kỳ nhân bịt mặt. Chàng ngơ ngác nhìn Hoàng Thiều-Hoa, Phương-Dung để hỏi ý kiến.
Phương-Dung bàn:
– Cứ như tuổi tác người này, có lẽ ở vai sư thúc, sư bá của bố. Sư tỷ Trưng Nhị trông thấy lưng người đó rất quen, vậy có lẽ người là một trong các đại tướng Hán.
Thiều-Hoa lắc đầu:
-Khó hiểu! Chị chưa từng nghe Trần đại ca nói, một tướng Hán nào xử dụng võ công Cửu-chân. Thôi, hãy bỏ truyện này. Chúng ta bàn việc đánh Long-biên đã.
Trưng vương nói:
-Bây giờ chúng ta đánh Long-biên trước. Ta ngồi xem Phương-Dung điều quân.
Phương-Dung đứng lên nói:
– Xung quanh Long-biên, có sáu đồn, chúng đã rút hết ba, ta đánh được ba. Các trang ấp đều theo Lĩnh Nam. Trong thành Long-biên hiện có khoảng mười vạn người Hán từ các huyện chạy về đây. Dân chúng Việt đã bỏ ra ngoài thành hết. Trong thành có khoảng ba vạn quân. Tướng thì có Đức-Hiệp, Hoàng Đức, Ngô Tiến-Hy. Trong khi đó, ta có bốn vạn. Muốn công thành, phải có quân số đông gấp mười. Tuy vậy, ta áp dụng phương pháp đánh Trường-an và Bạch-đế, chiếm Long-biên không khó. Tiếc rằng trong chúng ta, không ai có tài đột nhập thành Long-biên, làm nội ứng.
Nàng chỉ lên tấm lụa vẽ bản đồ Long-biên:
– Sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa dẫn các em Đào Phương-Dung, Đào Quí-Minh, Quách A, Đào Nhị-Gia, Sa-Giang đánh cửa Bắc.
– Sư bá Nguyễn Tam-Trinh cùng Mai-động ngũ hùng, Đào Lục-Gia (Sún Đen) đánh cửa Đông.
– Sư thúc Phan Đông-Bảng, cùng Trần Năng, Hùng Bảo, Đào Tam-Gia (Sún Lùn) đánh cửa Tây.
Lực lượng Đăng-châu đặt dưới quyền sư tỷ Lê Ngọc-Trinh làm trừ bị. Trưng vương, Đào đại-ca với tôi đốc suất. Ngày mai, đúng giờ Thìn công thành. Có ai thắc mắc gì không?
Sún Hô hỏi:
– Sư tỷ! Còn em thì làm gì?
Phương-Dung chỉ đoàn Thần-tượng:
– Sư đệ chỉ huy Thần-tượng với Thần-ưng thuộc quyền, hỗ trợ sư tỷ Lê Ngọc-Trinh. Đêm nay sư đệ cùng với đội Thần-ưng, Thần-ngao tuần phòng. Trong Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, thì sư đệ ít mưu mẹo nhất, lại nhát gan chỉ có thể tuần phòng được thôi.
Quách A nói:
– Sún Hô không biết chỉ huy Ngao-thần. Em xin cùng hắn tuần phòng đêm nay.
Phương-Dung gật đầu. Mọi người trở về nơi đóng quân.
Quách A bảo Sún Hô:
– Này! Chúng mình tuần phòng đêm nay, mày định làm thế nào đây? Tại sao sư tỷ bảo mày là đồ nhát gan nhất?
Sún Hô bực tức:
– Quách A! Tao nói một câu, mày đừng giận nghe. Trước kia chúng mình còn trẻ con, gọi nhau mày, tao thì được. Bây giờ lớn cả rồi, đứa nào cũng thành đại tướng, mà còn gọi nhau mày tao, khó nghe lắm. Từ nay tao gọi mày bằng sư tỷ. Mày gọi tao bằng sư huynh, cho nó có vẻ lễ nghĩa một chút.
Quách A nói:
– À thì ra bây giờ mày thành đệ tử danh gia! Không muốn dùng lối xưng hô cũ cũng được. Nào chúng mình so tuổi, xem đứa nào lớn, đứa nào nhỏ, còn xưng hô chứ.
Sún Hô bàn:
– Mày có cha, mẹ, thì biết tuổi. Chứ tao, mồ côi từ nhỏ, đâu biết bao nhiêu tuổi. Tao nghĩ tốt hơn hết, đứa nào lớn, đứa ấy làm anh, làm chị.
Quách A cãi:
– Đâu được, mày là con trai, thì phải cao lớn hơn tao chứ. Bây giờ thế này, chúng mình cứ gọi nhau bằng sư huynh, sư tỷ hết cho nó tiện.
Sún Hô gật đầu tỏ ý thuận. Nó tiếp:
– Mình cho Thần-ưng bay lượn trên thành Long-biên. Nhất cử nhất động của quân trong thành mình đều biết. Hai đứa mình kiếm một cây cao quan sát. Sư tỷ là gái, cần ngủ một giấc cho khỏe. Để tôi gác cho.
Quách A mắc võng lên cây ngủ. Sún Hô leo lên ngọn cây quan sát đoàn Thần-ưng tuần phòng. Nó nghĩ:
– Tây-Vu Thiên-ưng có sáu đứa. Nay một đứa chết vì nước rồi. Ngày mai đánh thành Long-biên. Trưng vương băn khoăn không biết làm cách nào cho người đột nhập vào thành. Khi quân bên ngoài công thành, bên trong làm nội ứng. Mình phải tìm cách nào đột nhập vào thành, lập công đầu mới được.
Nó cỡi voi tuần phòng quanh thành, tới cửa Nam, thấy trên vọng lâu có mấy tên canh nói truyện rì rào. Cách đó không xa, ngay sát tường thành có một cây lớn. Nó nghĩ:
– Ta thử bàn với Quách A, sai Thần-ưng thả dây lén quấn vào cây kia. Hai đứa đột nhập vào thành, làm sư tỷ Phương-Dung lác mắt một bữa.
Nó trở về chỗ Quách A ngủ. Quách A tỉnh dậy nói:
– Này Hô! Anh đi tuần có gì lạ không?
Sún Hô đáp:
– Không! Chị có nhớ tôi kể truyện Lục Sún đại náo Lạc-dương cứu Hoàng sư tỷ không? Từ sau vụ đó, sư tỷ Phương-Dung không dám coi thường bọn này nữa. Bây giờ hai đứa chúng mình đột nhập thành Long-biên, ngày mai thình lình bọn mình ra tay, bọn Tây-vu chúng mình đoạt công đầu mới hách.
Quách A cùng một loại tinh nghịch. Nàng tán thành ngay:
– Ừ, chúng ta nhập thành ngay bây giờ mới kịp.
Hai người đi tìm dây. Tìm được mười sợi, nối với nhau, rồi tới cửa Nam, nơi có cây cổ thụ gần tường thành. Sún Hô cho năm Thần-ưng tuần phòng trên trời. Nó sai hai Thần-ưng thả dây lên quấn vào cành cây. Nó giật thử một cái thấy chắc, bám dây leo lên. Tới cành cây, nó ra hiệu cho Quách A leo theo. Thế là hai đứa lọt vào trong thành.
Sáng hôm sau, Trưng vương thức giấc, cùng Đào Kỳ, Phương-Dung lên ngựa quan sát cuộc công thành. Lê Ngọc-Trinh cho biết Quách A với Đào Ngũ-Gia vắng mặt. Trưng vương lo nghĩ:
– Hay đêm qua, chúng đi tuần, bị giặc bắt rồi.
Phương-Dung rất kinh nghiệm về Lục Sún. Nàng nói:
– Sư tỷ đừng lo, chắc chúng đột nhập vào thành rồi. Hôm qua, lúc ra lệnh, em có nói: Cần phải có người đột nhập thành, đánh úp giặc. Vì vậy Sún Hô với Quách A rủ nhau đột nhập vào thành trong đêm. Với bản lĩnh hai đứa, thêm đoàn Thần-ngao, Thần-ưng, e trên thế gian này không ai bắt được chúng nó đâu. Đối với bọn trẻ, cần phải khích chúng nó hơn là ra lệnh.
Trưng vương gật đầu:
– Hôm qua ta thấy sư muội chê Sún Hô nhát gan, ít mưu. Ta định cãi. Song nghĩ lại sư muội làm vậy ắt có lý của sư muội. Thì ra sư muội khích nó.
Trưng vương, đến cửa Bắc đầu tiên. Anh hùng Lĩnh Nam, đệ tử, tráng đinh các phái reo hò hoan hô rung động trời đất. Phương-Dung đốt pháo lệnh, bốn cửa cũng đốt theo. Quân trên thành canh gác nghiêm mật. Hoàng Đức đứng trên dịch lâu, thấy Trưng vương thì gọi lớn:
– Trưng Trắc! Ngươi thực không biết lẽ tuần hoàn của trời đất. Từ cổ chí kim, có đâu đàn bà lên làm vua bao giờ? Ta khuyên ngươi, nên rút quân, về ẩn ở chốn phòng the, hơn là ra đây cầm quân. Cái vạ chết thảm như Đặng Thi-Sách sắp đến bây giờ.
Phương-Dung bảo Sún Rỗ:
– Sư đệ cho tấn công Hoàng Đức đi.
Sún Rỗ cầm tù và thổi lên một tiếng tu, tu. Đoàn Thần-ưng từ xa bay lại, ré lên, rồi từng đợt hai mươi lăm con lao vụt xuống tấn công Hoàng Đức. Hoàng Đức rút kiếm đề phòng. Đám quân trên thành la hoảng, bỏ chạy tán loạn.
Đào Phương-Dung hô một tiếng, đoàn voi tiến lên, đẩy xe phá cổng thành. Trên thành gỗ đá lăn xuống như mưa. Voi phải lui lại.
Phương-Dung nói với Hoàng Thiều-Hoa:
– Không nên đánh thành gấp, tổn hại nhân mạng. Sư tỷ cứ để Sún Rỗ chỉ huy Thần-ưng đánh liên tiếp. Mặt khác cho toán đệ tử Hoa-lư bắn tỉa quân trên thành. Chỉ cần làm như vậy mấy ngày, chúng mệt mỏi, ta hãy đánh.
Trưng vương cỡi voi. Phương-Dung cỡi ngựa Ô đến cửa Tây thành, quan sát. Trần Năng, Hùng Bảo, Trương Thủy-Hải, Trương Đằng-Giang ra chào mừng.
Trần Năng nói sẽ vào tai Phương-Dung:
– Sư thúc, Sún Lùn đột nhập vào thành từ hôm qua. Người để giấy lại rằng sẽ có thư gửi ra cho Trưng vương.
Phương-Dung cười:
– Hùng phu nhân đừng lo, bọn Sún thành người lớn rồi, mỗi hành sự đều lỗi lạc. Chứ không còn trẻ con nữa đâu.
Trưng vương rời cửa tây đến cửa Nam. Đào Thế-Hùng, Vĩnh-Huy chào đón. Đào Thế-Hùng đưa trình Trưng vương một bức thư. Trưng vương mở ra đọc:
Sún Lùn, Sún Hô, Quách A kính cáo Trưng vương: Bọn chúng em đã vào trong thành từ đêm qua. Đêm nay xin đốt thành vào giờ Tý.
Phương-Dung cười:
– Em đã nói mà, bọn Sún cực kỳ thông minh, hành sự can đảm, mẫn tiệp. Chúng đã thành những đại tướng. Một mai lớp người lớn già rồi, chúng nó sẽ cầm vận mệnh Lĩnh Nam. Được ! Đêm nay chúng ta đốt thành Long-biên.
Trở về trướng, nàng mời các tướng đến nghe lệnh. Các anh hùng tề tựu đông đủ, không thiếu ai. Trưng vương nói:
– Ba thiếu niên Sún Lùn, Sún Hô, Quách-A đã đột nhập vào thành Long-biên từ hôm qua. Chúng hẹn đêm nay giờ Tý đốt thành. Vậy xin các vị chuẩn bị sẵn sàng. Việc đốt thành do Phương-Dung điều động.
Phương-Dung nói:
– Sư tỷ Lê Ngọc-Trinh chuẩn bị thực nhiều rơm tẩm dầu, mỡ. Bó thành bó bốn cân một (2 kg ngày nay). Mọi việc hoàn tất trước canh hai, giao nạp cho Sún Rỗ, Sún Đen, Sún Lé tại cửa Bắc, Đông, Nam. Đúng canh ba, các Sún cho Thần-ưng tha cỏ bay lên thành. Đã có Sún Hô, Sún Lùn, Quách A ở trong thành chỉ huy Thần-ưng thả tại địa điểm cần thiết. Chúng sẽ đốt thành. Khi thấy lửa trong thành lên cao, sư thúc Đào Thế-Hùng, sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa, Đào đại ca với tôi cùng vượt tường phía Nam vào trong.
Thiều-Hoa hỏi:
– Chúng ta vượt tường chỗ nào? Tường cao thế kia làm sao vào được?
Phương-Dung nói:
– Quách A, Sún Hô, Sún Lùn sẽ thả dây cho mình vào. Địa điểm đó em biết rồi.
Đúng canh ba, Phương-Dung cho nổ pháo lệnh. Bốn cửa thành đều tấn công một lượt. Quân trong thành suốt ngày lo tuần phòng. Vừa an giấc thiu thiu ngủ lại thức dậy, mặc giáp trụ, lên mặt thành trấn giữ.
Bốn mặt, quân Hán vừa ló mặt lên, bị Thần-tiễn bắn, lộn xuống dưới chân thành. Quân Việt bắc thang leo lên. Bị quân Hán liệng đá, gỗ từ trên xuống. Xung phong ba đợt, không kết quả.
Hoàng Thiều-Hoa ra lệnh cho Sún Lé:
– Các sư đệ ra tay đi thôi.
Sún Lé cầm tù và thổi lên tu tu. Đoàn Thần-ưng đáp xuống tha những bó rơm tẩm dầu bay vào thành. Bên trong Sún Lùn đã kiếm được một ngọn cây cao. Nó đứng trên cành cây, cầm tù và ra lệnh cho Thần-ưng thả rơm tẩm dầu vào tất cả nhà cửa gần cổng Bắc thành. Hơn sáu trăm Thần-ưng vừa thả xuống, Quách-A, Sún Hô ứng trực sẵn tại đây, chúng châm lửa đốt. Phút chốc tại cửa bắc thành, lửa bốc ngút trời. Bấy giờ trời vào tháng năm, khí hậu nóng nực, quân Hán đang chiến đấu uể oải, nhìn lại lửa cháy ngút trời. Tiếng kêu la náo loạn.
Quách A, Sún Lùn chạy tới cửa Tây, vừa lúc Thần-ưng tha cỏ đợt nhì. Sún Lùn ra lệnh thả xuống. Quách A với Sún Hô lại châm lửa đốt. Hai người đã ước hẹn với Sún Lùn rằng chỉ đốt cửa Bắc, cửa Tây thôi. Nếu đốt cửa nam nữa sợ Đức-Hiệp phục kích bắt sống. Sún Lùn cho Thần-ưng tiếp tục thả rơm tẩm dầu xuống những nơi đang bốc cháy. Thành Long-biên biến thành một biển lửa.
Quân Hán tử chiến. Dưới thành Thần-nỏ bắn lên. Trên trời Thần-ưng lao xuống mổ mắt, cào mặt.
Quách A, Sún Hô đến cửa Nam, leo lên cây cao gần tường thành. Đứng trên cao, nó thấy Đào Kỳ, Trần Năng, Phương-Dung, Thiều-Hoa, Đào Thế-Hùng. Nó tung sợi dây xuống dưới nói:
– Đào tam ca! Lên đi.
Đào Kỳ nắm sợi dây vọt người lên cao. Giữa lúc đó Thần-ưng ré lên, nhào xuống: Đội binh hơn trăm người đang tiến lại phía cây có Sún Hô với Quách-A.
Quách-A la lớn:
– Hô ơi! Anh gọi Thần-ưng đến bảo vệ bọn mình đi. Để tôi thả dây cho.
Sún Hô kinh nghiệm chiến đấu hơn Quách A. Nó nói:
– Sợ đếch gì bọn hủi này. Bộ chúng nó leo lên cây bắt được bọn mình sao?
Bên ngoài Phương-Dung, Thiều-Hoa đang nắm lấy dây leo lên. Toán võ sĩ trên trăm người đã phát hiện ra Quách A, Sún Hô, chúng rút vũ khí bao vây gốc cây.
Tên tốt trưởng nói:
– Mau lên mặt thành cắt đứt dây.
Bọn lính vung dao cắt dây. Đào Kỳ, Phương-Dung, Thiều-Hoa rơi xuống như quả mít rụng.
Sún Hô chửi thề om sòm:
– Con mẹ nó! Bọn này ghê quá. Quách-A thả dây xuống đi. Để ta đối phó với bọn này.
Sún Hô cầm tù và gọi Thần-ưng tới. Đoàn Thần-ưng lao xuống tấn công. Đám võ sĩ cũng không vừa, chúng múa đao chống với Thần-ưng.
Trong khi đó Quách A đã thả được dây khác xuống.
Sún Hô đang cười khoái trá vì Thần-ưng đánh bọn võ sĩ bật lui, thì người chàng bị nhấc bổng lên cao. Biết nguy hiểm. Chàng lộn ngược người lên. Tay rút con dao nhỏ trên lưng đâm vào người túm tóc chàng. Người đó coi thường, búng tay một cái, con dao bay mất. Y nhảy nhót mấy cái lại túm được Quách A, rồi xuống đất.
Đoàn Thần-ưng thấy chúa tướng bị uy hiếp, đồng ré lên, nhào xuống tấn công người kia. Người kia nhấp nhô mấy cái đã biến mất trong cảnh hỗn loạn của lửa cháy, quân reo.
Ngoài thành, Đào Kỳ lại bám dây leo vào trong. Chàng ngạc nhiên khi không thấy Quách A với Sún Hô. Chàng rút kiếm, ánh thép loé lên, hơn mười cái đầu rơi. Đám võ sĩ kinh hoảng, nhưng chúng vẫn bao vây chàng như thành đồng vách sắt. Đến đó Phương-Dung đã lọt vào được. Hai người tả xung hữu đột một lúc, đám võ sĩ chết hơn nửa, bỏ chạy. Đào Kỳ vọt lên mặt thành, tung dây ra. Thiều-Hoa, Trần Năng, Đào Thế-Hùng bám lấy. Chàng giật mạnh một cái cả ba bắn lên, tà tà đáp xuống. Năm người xông lại cửa nam. Gặp Ngô Tiến-Hy đang dốc chiến, Hoàng Thiều-Hoa quát lên vung chưởng tấn công. Y coi thường vung chưởng đỡ, miệng nói:
– Con đượi non này! Đến sư phụ mi là Đào Thế-Kiệt thấy ta cũng phải chạy mặt. Mà mi dám hỗn với ta ư?
Y vừa dứt lời, hai chưởng đụng nhau. Người y rung động, bay vọt về phía sau. Y loạng choạng đứng dậy. Thiều-Hoa phóng chưởng thứ nhì. Y hít một hơi chân khí đỡ, binh một tiếng, người y bật lui lại, rơi đứng trước mặt Trần Năng. Trần Năng phóng một Lĩnh-nam chỉ đến véo một cái, trúng đùi y. Y ngã lăn xuống đất. Hai người trói y lại.
Trong khi Thiều-Hoa, Trần Năng bắt Ngô Tiến-Hy thì Đào Kỳ, Đào Thế-Hùng, Phương-Dung đánh tan quân giữ cửa nam, mở tung ra. Bên ngoài Vĩnh-Huy cho quân tràn vào trong.
Phương-Dung nói với Vĩnh-Huy:
– Sư thúc đánh về cửa đông.
Vĩnh-Huy xua đội Thần-tượng, Thần-ngao. Sún Lé xua đội Thần-ưng đánh về cửa đông.
Tại cửa đông, Nguyễn Tam-Trinh, cùng Mai-động ngũ hùng đã vào được thành. Hai đạo quân họp với nhau đánh vào giữa thành.
Tại cửa Bắc, Đào Quí-Minh, bảo đội Thần-nỏ:
– Các đại ca nhắm bọn giữ cổng bắn cầm chừng, cho bọn tôi leo vào.
Đào Quí-Minh, Đào Phương-Dung leo trên hai cái thang. Hai người vừa tới mặt thành, gặp một đội tiễn thủ đứng trong bắn. Quí-Minh rất can đảm. Chàng bảo em:
– Chúng ta nhảy xuống.
Hai người nhảy đúng vào đầu đám tiễn thủ. Tay vung kiếm. Chỉ mấy hiệp bọn chúng bị đánh dạt ra. Đào Phương-Dung chém theo, mở cửa. Quân bên ngoài ào ào tràn vào.
Quân trong thành cho mở cửa Tây, chạy ra ngoài. Đi đầu là Đức-Hiệp, Hoàng Đức, múa kiếm mở đường máu. Phan Đông-Bảng, Hùng Bảo đánh cầm chừng, lui lại, nhường đường cho chúng chạy.
Trưng vương theo cửa nam vào thành.
Phương-Dung truyền chữa cháy. Trong các anh hùng tham dự công thành, thì Trưng vương, Đào Thế-Hùng, Vĩnh-Huy v.v... chưa có kinh nghiệm tiếp quản, phân loại tù hàng binh. Nàng gọi Sún Lé, Sún Lùn, Sún Đen, Sún Rỗ, Sa-Giang truyền lệnh:
– Sa-Giang, Sún Rỗ dẫn đội Thần-ngao, lục soát, bắt hết tàn quân, gian tế còn lại trong thành. Sún Lé phân loại tù binh. Sún Lùn kiểm soát kho tàng địch để lại. Sún Đen chỉ huy quân chữa cháy. Các tướng sĩ công thành ở cửa nào, trấn thủ cửa đó.
Kiểm điểm tướng sĩ, thiếu Quách A với Sún Hô. Phương-Dung lo lắng:
– Có ai thấy Đào Ngũ-Gia với Quách A đâu không?
Đào Kỳ nói:
– Lần cuối cùng anh thấy hai người thả dây cho chúng ta. Khi anh vào không thấy chúng đâu.
Sún Lé nói:
– Để tiểu đệ sai Thần-ưng đi tìm.
(Từ đây về sau, đổi cách gọi Tây-Vu Thiên ưng lục tướng. Vì đã lớn).
Chàng cầm tù và thổi lên hai hồi. Hơn trăm Thần-ưng bay tới. Chàng lại thổi lên bốn hồi liên tiếp. Đoàn Thần-ưng chia làm bốn ngả bay đi bốn phương.
Một lát chúng trở về, kêu ré lên khẩn cấp. Đào-Kỳ hoảng hốt:
– Quách A với Sún Hô bị giặc bắt rồi.
Phương-Dung ra lệnh:
– Hoàng sư tỷ cùng Đào Nhất-Gia, Nhị-Gia, Sa-Giang, Đào Phương-Dung, Đào Quí-Minh đem đội Thần-tượng đuổi theo bọn Đức-Hiệp. Nhớ chỉ đuổi chứ không cần giao chiến. Tôi đã cho Thần-ưng báo về Luy-lâu. Luy-lâu mở vòng vây cửa Nam cho chúng vào thành.
Trưng-vương đánh trống họp các anh hùng tụ hội. Đào Kỳ báo cáo:
– Trận đánh vừa qua, về phía tráng đinh thiệt hại chín mươi bảy người, về phía tướng soái Đào Ngũ-Gia, Quách A mất tích. Về phía giặc, Ngô Tiến-Hy bị bắt sống. Quân số đầu hàng sáu ngàn năm trăm người. Chết hơn năm ngàn bốn trăm. Còn lại, tháo chạy về Luy-lâu. Số quân bị bắt trên hai ngàn người. Chờ lệnh phát lạc.
Phan Đông-Bảng kính cẩn nói với Trưng vương:
– Từ trước đến nay, anh em chúng tôi vốn là người thân Hán. Hán có Hán quân tử, có Hán tiểu nhân. Bây giờ xin Trưng vương phân họ làm bốn loại:
° Loại thứ nhất là thường dân vô tội, truyền tha ra. Cho họ được tiếp tục buôn bán, làm ăn như người Việt. Bất cứ ai nhân dịp này hiếp đáp, trả thù, đều bị xử tội. Có như vậy mới tỏ đại nghĩa Lĩnh Nam.
° Loại thứ nhì là quân sĩ. Ai hàng, vẫn cho giữ chức vụ, phẩm hàm như cũ. Tướng sĩ phải đối đãi với họ tử tế. Ai không muốn ở trong quân ngũ, cho về dân gian sinh sống. Ai muốn về Trung-nguyên, cho được mang theo vợ con, của cải.
° Loại thứ ba là đám quan lại liêm chính. Xin trọng dụng, tưởng thưởng họ, để nêu gương.
° Loại thứ tư là bọn tham quan, ác độc, xin chém đầu, để làm gương, nêu đại nghĩa với thiên hạ.
Trưng vương phán:
– Từ trước đến nay, tôi vẫn nghe dân chúng truyền tụng:
Long-biên song hiệp,
Đức sáng như gương,
Anh minh, thần vũ,
Ân oán tỏ tường.
Bây giờ mới thấy sự thực. Xin Phan lạc hầu thay tôi làm tất cả những việc đó. Chúng ta ra ngoài xem hai vị hành xử đại nghĩa.
Số người Hán đầu hàng, bị bắt, bị trói lên tới hơn vạn người. Họ đều cúi gầm mặt xuống, không dám nhìn lên.
Đào Kỳ đứng nhìn đám quan lại thất thế. Bỗng chàng lạng người, nhảy vào giữa đám tội nhân, ôm một viên quan Hán nhảy ra khỏi hàng ngũ tù. Tay cởi trói, rồi thụp xuống đất lạy đủ tám lạy. Chàng nói lớn:
– Đệ tử là Đào Kỳ xin vấn an sư phụ.
Trên từ Trưng vương, xuống tới các anh hùng, người Việt, người Hán nhận ra tù nhân đó là Lục Mạnh-Tân. Đào Kỳ đến trước Trưng vương kính cẩn:
– Trưng sư tỷ! Người này họ Lục tên Mạnh-Tân, là ân sư của tiểu đệ. Ngài nổi tiếng Đức thánh Khổng tái sinh. Tiểu đệ xin sư tỷ tha cho người.
Trưng vương phán:
– Ta đã được thấy chính khí của Lục tiên sinh tại đại hội hồ Tây. Không cần Đào hiền đệ nói. Ta có bổn phận đãi ngộ người.
Trưng vương truyền bắc ghế mời Lục Mạnh-Tân ngồi vào hàng thượng khách.
Ngài thân rót nước mời tiên sinh, phán:
– Đất Lĩnh Nam mới phục hồi. Cần nhiều người như Lục tiên sinh. Xin tiên sinh hãy vì đại nghĩa, đem đạo thánh Khổng tiếp tục truyền ở Lĩnh Nam.
Qua ngày hôm sau Trưng vương họp các tướng nói:
– Thành Long-biên rất quan trọng. Vậy sư bá Nguyễn Tam-Trinh cùng Mai-động ngũ hùng làm tổng trấn. Việc học hành, nhờ Lục tiên sinh giúp dùm. Việc cai trị nhờ sư thúc Vĩnh-Huy. Đào Kỳ, Phương-Dung có nhiều kỷ niệm với Cổ-loa, hãy đem xác tất cả các tử sĩ về Cổ-loa làm tế lễ, ghi tên vào bia. Hàng năm lấy ngày 1 tháng 5 làm ngày giỗ.
Hồi trước 1945, hàng năm đến ngày 1 tháng 5, dân chúng vùng Cổ-loa, Đông-anh thuộc Hà-nội, thường có lệ giết trâu, mổ heo, tế lễ liệt sĩ. Đời sau không ai hiểu liệt sĩ thời nào. Trong khi sưu tầm tài liệu về Cổ-loa, chúng tôi đã tìm được một cuốn phổ viết vào thời Lý. Trong cuốn phổ nhắc đến việc vua Lý Nhân-Tông cấp trăm mẫu ruộng, làm lễ tế vong liệt sĩ thời Lĩnh Nam ở Cổ-loa, mới tìm ra được nguồn gốc cuộc tế 1 tháng 5 ở vùng này.
Hôm sau Trưng vương dẫn tất cả tướng, sĩ đến Cổ-loa, thăm lại cố đô Âu-Lạc. Đào Kỳ đã đến đây nhiều lần. Mỗi lần một kỷ niệm khác nhau. Chàng đi cạnh Đào Phương-Dung kể:
– Cách đây mười mấy năm, anh tới đây làm chìa khóa nhà tù, cứu Nguyễn Phan tiên sinh, hỏi thăm tin tức chú thím với các em. Không có. Lần thứ nhì đi với Chu Tường-Qui, Hoàng Minh-Châu, gặp Chu Thổ-Quan. Lần thứ ba cùng Hoàng sư tỷ, Phương-Dung gặp Khất đại phu.
Dân chúng nghe Trưng vương cùng tướng sĩ tới. Họ đốt hương, đứng đón. Họ đã nghe tin Đào Kỳ làm Đại tướng quân từ lâu. Hôm nay gặp lại chàng, mừng mừng tủi tủi...