Bộ Bộ Kinh Tâm

Chương 128 - Chương 128

Trước Sau

break
Nữ nhân vật chính Nhược Hi đúng là hình mẫu cho giới tri thức trẻ ở đô thị hiện đại, tình cảm được đặt lên mức cao nhất song lại vô cùng lý trí,một mặt là liều lĩnh bất cần, một mặt lại ham sống sợ chết, mâu thuẫn mà thất thường, thiện lương mà hời hợt, khát khao tình yêu rồi lại hoài nghi tình yêu. Đó là sự tổng hợp của hình thái xã hội hiện đại đã tạo nên những mâu thuẫn đối lập nhau, một nửa thiên sứ, một nửa ma quỷ. Sống trong cục diện "cửu vương đoạt đích" giữa chốn cung đình phong ba bão táp, mà lại dựa vào linh hồn của người hiện đại để tự bảo vệ lấy mình, giữ trọn tình yêu đối với một người mà lại phải đau khổ giãy dụa đến thế.

Đây là một bộ tiểu thuyết ngôn tình, nhưng không chỉ có mỗi tình yêu, còn có tình huynh đệ, tình phụ tử, tình bằng hữu, tất cả đan cài vào nhau mà nối móc tạo nên võng lưới trần tục, Nhược Hi chính là đang trong tấm lưới ấy vùng giẫy để chống cự và thỏa hiệp cùng một lúc. Mỗi người đều có trong mình những tư tâm dục vọng. Có người vì dục vọng trước mắt mà bỏ rơi tình cảm, có người giữa phong ba sóng gió trái lại tình cảm càng thêm thuần khiết, đều là hoàn cảnh bên ngoài chi phối đến sự lựa chọn của cá nhân, nhưng mỗi người đều có quyền quyết định con đường tương lai mình sẽ đi.

Đây cũng là giải thích cho cái giá của sự trưởng thành, sau khi đã nếm lấy kinh nghiệm tình đời tiếc rằng tránh sao khỏi tang thương mất mát . Ai không nguyện sống đời tự do thoải mái? Ai không nguyện sống đời chân thực tự nhiên? Ai không nguyện có được người thành tâm thành ý yêu thương mình và mình thành tâm thành ý yêu thương người ấy? Nhưng hoàn cảnh lại khiến cho mỗi người nhất thiết phải thỏa hiệp! Nhưng kỳ thực phía sau sự thỏa hiệp đó còn là một tấm lòng "xích tử chi tâm" (tấm lòng trẻ thơ) 3, bên ngoài khôn khéo nhưng tận đáy lòng không phải lúc nào cũng nguyên tắc và hành sự theo kiểu nước chảy bèo trôi. Trưởng thành đúng là đau đớn, nhưng nhất thiết phải trưởng thành. Cũng bởi không muốn mình tổn thương và làm thương tổn đến người yêu mình.

Tình yêu của Nhược Hi. Tính từ cuộc đời cổ đại lần đầu là yêu Bát a ka, về sau tình thế bắt buộc mà lựa chọn Tứ a ka. Ở đây xin trích dẫn một bình luận của bạn đọc giải thích một chút về hai mối tình này: có bạn đọc nói là "Sinh mệnh Nhược Hi như đóa hồng trắng, gả cho Bát a ka dịu dàng nho nhã, dần dà lâu ngày,bề ngoài với cuộc sống tình nồng sẽ kết đọng một chén tinh hoa 4, Tứ gia lại là "Sàng tiền minh nguyệt quang" (Ánh trăng rọi đầu giường) 5, gả cho một người lạnh lùng cô ngạo như Tứ Vương gia, bề ngoài với cuộc sống vô vị nhạt nhẽo hết thảy lại dễ hóa thành nỗi cô quạnh cam chịu, Bát a ka trên lồng ngực cũng là mang một khối tương tư đậu 6 đó thôi."

Có độc giả lại nói Nhược Hi sau cùng có lẽ sẽ gả cho Tứ a ka, nhưng đối với Bát a ka thì đúng là "Không đối trước sơn trung tinh oánh cao sĩ tuyết, chung bất vong thế ngoại tiên xu tịch mịch lâm" 7( Ẩn sĩ nép mình ở núi tuyết trong suốt, cuối cùng vẫn không quên được đời thần tiên ngoài rừng tĩnh mịch). "Bất kể nàng muốn gả cho ai, có lẽ nàng đối với người đó đều có chút cảm giác rung động, nhưng người luôn nép mình dịu dàng một góc trong con tim nàng, bao giờ cũng là Dận Tự. Đến một ngày nào đó nàng kết hôn sinh tử, tuổi ngày càng già đi, rất sâu của những hồi ức xa xôi còn đọng lại, vẫn luôn hiện hữu bóng hình một thân áo trắng, lặng im nhìn nàng mỉm cười, đó vẫn là Dận Tự"

Cũng có độc giả cho rằng "Nhược Hi cùng Bát gia và Tứ gia, rất giống với Scarlett O"Hara cùng Ashley Wilkes và Rhett Butler (Cuốn theo chiều gió) 8. Nhiều người ở trong lòng như vậy, duy chỉ có Tứ gia vẫn luôn thấu rõ tâm tư của nàng. Tứ gia hiểu rõ nàng muốn cái gì, hiểu rõ nàng sợ cái gì, hiểu rõ nàng quan tâm cái gì. Tứ gia hiểu nàng ích kỉ bao nhiêu, hiểu nàng thực tế bao nhiêu, hiểu nàng tính toán bao nhiêu, mà vẫn yêu thích nàng,thấu hiểu cho nàng. Bởi rằng, bọn họ vốn cùng một loại, là hai con người tương tự nhau."

Kỳ thực tôi đối với hai mối tình này mà nói, trong lòng thầm nghĩ giải thích đã không còn quan trọng, tôi chỉ viết nên một câu chuyện, độc giả là người tự kết hợp những kinh nghiệm từng trải ở cuộc đời để khi lần thứ hai đọc nó có thể họa màu trong tâm trí của mình đổi lại có thể nói mới là thêm hai phần sáng rõ tình cảm!

Văn chương tịnh không hoàn toàn chỉ tập trung vào nữ nhi tình trường ( kỳ thực giữa hoàn cảnh như vậy làm sao có khả năng chỉ luôn luôn ngươi nặng tình ta nặng tình, ân ân ái ái mãi cho được? Dạng như vậy chính là sự biến đổi không tưởng rồi!). Mà ở cung đình đấu đá, huynh đệ tương tàn, còn có Nhược Hi vì bảo toàn bản thân mà luôn lo nghĩ. Những điều như thế này mới được gọi là bộ bộ kinh tâm. (từng bước kinh tâm).

Về các bằng hữu văn chương dưới đây đã đề xuất ý kiến, nếu như là đơn giản dễ dàng tôi sẽ kịp thời xử lý phổ biến lại , nhưng lại có chút liên quan khá lớn, sợ rằng phải đợi sau khi văn chương kết thúc mới có thể sửa chữa. Thực ra tôi vẫn luôn có ý nghĩ một lần chỉnh sửa lại tất cả, nhưng bây giờ tạm thời không có tinh lực để sữa chữa phần đầu, điển hình là tâm có dư, mà lực vẫn chưa đủ.

Đồng Hoa

Xin cám ơn!

--------------------------------

1 Loại đàn cổ của Duy Ngô Nhĩ.

2 Võng xuyên biệt nghiệp – Vương Duy, Đinh Vũ Ngọc dịch.

3 Xích tử chi tâm : Tấm lòng trẻ thơ

Thành ngữ "Xích tử chi tâm" xuất xứ từ Mạnh tử, tức là tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ thơ, nói trắng ra là những tâm hồn trong sáng như nhiên, chưa có tạp niệm, không phân biệt so đo của người lớn đa sự.

4 Chén tinh hoa : Gốc: Nhất oản thủy

Thảo dược của Vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên_ Trung Quốc.

5 Sàng tiền minh nguyệt quang: Trong bài Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch



Tĩnh dạ tứ

Nguyên văn

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương,

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

Nỗi nhớ trong đêm vắng

(Người dịch: Tương Như)

Đầu giường ánh trăng rọi,

Mặt đất như phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

6 Tương tư đậu : Còn gọi là hạt tương tư

Hạt tương tư có tên khoa học là hạt cườm đỏ.người Trung Quốc gọi nó là hạt hồng đậu,gọi nôm na là đậu đỏ

Theo truyền thuyết, hạt tương tư trở thành tín vật của tình yêu bắt nguồn từ câu chuyện tình chung thủy: "Ngày xưa, có đôi vợ chồng vừa lấy nhau thì người chồng phải tòng quân đi chinh chiến chốn sa trường. Người vợ ngày ngày đứng tựa cửa mỏi mắt mong đợi chồng về. Cô càng mòn mỏi đợi chờ thì bóng dáng người chồng càng chẳng thấy đâu. Cứ như vậy, người thiếu phụ chờ đợi và hy vọng trong những giọt nước mắt. Cho đến khi những giọt lệ của cô trở thành những giọt máu nhỏ xuống đất. Từ mảnh đất ấy, cây hồng đậu được sinh ra"

Hồng đậu được sinh ra từ nỗi khổ tương tư, từ những nhớ thương khôn xiết. Nhưng nỗi nhớ tương tư cũng là dư vị đẹp mà chỉ có những người yêu nhau sâu sắc và chân thành mới có được. Cũng từ đó, Hồng đậu trở thành tín vật tình yêu của người Trung Quốc. Sau này Hồng đậu càng nổi tiếng hơn nữa nhờ bài thơ "Tương tư" của nhà thơ Vương Duy (701 – 761) đời Đường

Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỷ chi

Nguyện quân đa thái biệt

Thử vật tối tương tư.



Tương tư (Người dịch: Hải Đà)

Nước nam sinh đậu đỏ

Xuân về nở cành xinh

Chàng ơi hái nhiều nhé

Nhớ nhau tha thiết tình

7 Không đối trước sơn trung tinh oánh cao sĩ tuyết

Chung bất vong thế ngoại tiên xu tịch mịch lâm

2 câu thơ trong bài Chung Thân Ngộ của Tào Tuyết Cần "Hồng Lâu Mộng Thập Tứ khúc"

Lỡ nhau suốt đời(Người dịch:nhóm Vũ Bội Hoàng)

Ai rằng vàng ngọc duyên ưa,

Ta quên cây, đá, thề xưa được nào

Trơ trơ rừng tuyết trên cao

Ngoài đời, rừng vắng khuây sao được nàng

Cuộc đời ngán nỗi tang thương

Đẹp không hoàn đẹp, lời càng đúng thay

Dù cho án đặt ngang mày

Cuối cùng vẫn thấy lòng này băn khoăn.

8 Cuốn theo chiều gió: tác giả Mỹ Margaret Mitchell

Đại Công Cáo Thành

Công Đức Viên Mãn !!!
break
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Gả Cho Nam Thần
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc