Bát Tiên Đắc Đạo

Chương 99: Bạch xà nhiều kiếp thành chính quả Hiếu tử lóc thịt gặp thẩn tiên

Trước Sau

break
Bát tiên thành đạo, lên trời, được Nguyên Thủy, Lão Quân, Dao trì vương mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, các vị lãnh tụ thần tiên, dẫn tới triều yết Ngọc đế. Ngọc đế ban tước, ban yến, lại sai Thái Bạch Kim tinh dẫn các thợ trời, đi sửa sang động phủ cho tám vị tiên. Thiết Quài tiên sinh ở động Tử Hà, núi Hoa sơn, Trương Quả ở Bạch Lộ nham núi Võ Đang, Lam Thái Hòa ở Trứu Vân cốc núi Vương Ốc, Lã Động Tân ở Khiên Vân nhai núi Nga Mi, Hà tiên cô ở Ngọc Ốc động núi Lư sơn, Hàn Tương Tử ở Bích Nham phong núi Tung sơn, Chung Li Quyền ở Nhất Tuyến thiên núi Chung Nam, Tào quốc cữu ở Vương Diệu phong núi Hành sơn. Mỗi người ở một động phủ riêng biệt, tất cả đều có cảnh sắc thanh kỳ, u nhã, có hoa nở bốn mùa, có đồ vật trân quí, đẹp đẽ khác thường.

Bát tiên thụ chức, tạ ơn ban thưởng, Ngọc đế lại tuyên ý chỉ, đại ý nói :

"Trước đây, vì thiên cung không yên tĩnh, trẫm xuống chiếu cầu hiền, lấy người giúp đỡ, được các vị lãnh tụ chư tiên tiến cử hiền tài, suốt mấy ngàn năm, trước sau kén được tám vị tiên, đều là đạo hạnh cao thâm, thần thông quảng đại, ban cho tước hiệu hiển vinh, nhận chức trong triều. Riêng nghĩ rằng gần đây ở hạ giới lòng người ngày càng xuống thấp, phong tục ngày càng xu hướng về tà ma, thế cuộc nhân đó mà nhiều chuyện. Đã lâu, thiên đình chỉ thỉnh thoảng phái các bậc hiền năng, phân phó các nơi ở cõi phàm trần, tùy lúc mà hóa thân làm người, để trừng gian khuyến thiện. Là vì chân tài khó tìm được, nên chưa thể phát động một phong trào lành mạnh hóa hạ giới. Nay bát tiên đều từ người trần gian mà ra, hiểu biết thế tình rất rõ, nay nhận lệnh đặt thân mình ở hạ giới, ắt có thể cứu vãn phong tục trần gian. Việc này, trẫm đã bàn bạc với các vị đại tiên tổ Nguyên Thủy, Lão Quân, được các vị tán thành. Cũng may thiên đình hiện nay yên ổn, khắp chốn yên bình, chức vụ trên thiên phủ khá nhàn rỗi, có thể tùy thời phân phái xuống hạ giới, chu du bốn biển, làm tròn trách nhiệm hóa độ cho dân".

Bát tiên nhận lệnh, vô cùng hoan hỉ, xưng tụng thánh đức. Mọi việc xong xuôi, các vị tiên ai về động phủ nấy, nghỉ ngơi một thời gian.

Đến cuối đời nhà Bắc Tống, thiên hạ đại loạn, các vị tiên mới nhất quyết rời núi, tụ họp tại Hoa sơn, nơi động phủ của Thiết Quài tiên sinh. Người ta đồn rằng một dải đất Tô Châu, Hàng Châu gần đây có tiếng là đất trù phú, mà Tây Hồ ở Hàng Châu, bao đời nay được các danh nhân nhiều đời tô điểm, sửa sang, đã thành một nơi danh thắng bậc nhất trên thế giới. Lã tổ đề nghị trước tiên hãy tới chơi hai nơi đó, sau mới phân tán ra, mỗi người đi một nơi, tuần du thiên hạ một vòng, để có tư liệu mà về phục chỉ. Mọi người nghe vậy đều tán thành. Vì thế, họ cưỡi mây bay đi tới chân núi Kim sơn, nằm ở vùng hạ lưu sông Trường giang, cho mây ngừng lại. Vì Hà tiên cô, Lý Thiết Quài và một số vị tiên có quan hệ về lịch sử của Kim sơn, nên lần này họ đáp xuống Kim sơn trước nhất. Mọi người tìm tới thăm nơi cổ tích, đều không khỏi cảm khái trong lòng. Trương Quả, Lam Thái Hòa hỏi thăm tấm bia khắc chữ của Long vương có còn hay không, Hà tiên cô mới nói :

- Đó thật là một cổ tích đáng ghi nhớ, đáng tiếc là đã bị con yêu xà phá hủy, chìm dưới đáy sông mất rồi ! Các vị có biết chuyện Bạch xà tinh dâng nước, làm chìm ngập Kim sơn hay không ?

Các vị tiên phần nhiều không biết chuyện đó, vội hỏi :

- Chuyện đó thế nào ?

Tiên cô nghe hỏi, lại thấy chuyện này vừa đáng tức cười vừa đáng giận, mới quay qua hỏi Lã tổ :

- Đạo huynh, anh phải biết chuyện này chứ ?

Lã tổ "Phì !" một tiếng, nói :

- Chuyện của yêu tinh, quỉ quái, làm sao tôi biết được ?

Hà tiên cô quay qua Trương Quả, nói :

- Trương đạo hữu, anh nghe thấy đó. Vị Lã đạo hữu của chúng ta thật tình là kẻ vô lương tâm trong giới thần tiên. Mẹ vợ mình mà anh ấy gọi là yêu tinh quỉ quái, và không thèm biết tới.

Các vị tiên nghe nói, đều bụm miệng cười, riêng Lã tổ ngạc nhiên quá chừng, vội hỏi :

- Vậy là nghĩa làm sao ?

Trương Quả là người trung hậu nhất trong bát tiên, mới điềm tĩnh kể rõ :

- Bạch xà tinh kiếp trước là mẹ của Tiểu Kim Tử, mà Tiểu Kim Tử là tiền thân của Bạch Mẫu Đơn, nên Lã hiền điệt là con rể của Bạch xà tinh, kể ra cũng đúng. Chuyện này chính hiền điệt kể cho ta nghe, khi chúng ta tới thăm nhà thanh lâu đó mà.

Lã tổ hiểu ra, cười xòa, hỏi Hà tiên cô cho biết chuyện Bạch xà tinh phá hủy Kim sơn như thế nào, tiên cô mới lần lượt kể ra.

Nguyên Bạch xà tinh đầu thai làm vợ Chu Tiểu Quỉ, đã cùng ân nhân thông gian, trước tiên bị Lã tổ phát giác gian tình, sau đó đích thân Hà tiên cô đi phá án. Người đàn bà này lập chí ở vậy đền ơn, nên gian tình có khác với các vụ ngoại tình tầm thường.

Tuy mụ có giết hai mạng người, chung qui cũng bởi hai người đó biết sự tình mà chống đối mụ, khiến mụ không thể đền ơn, nên mới mưu sát họ. Đó cũng là chuyện vạn bất đắc dĩ, tình tiết có khác so với việc giết người bình thường. Vì thế, Bạch xà tinh thống hận Hà tiên cô can thiệp vào việc của nó, phá hoại việc tốt của nó, lại hại tính mạng nó nữa. Sau khi chết, oan khí không thể tan được. Xưa nay , những ác quỉ như mụ sớm lạc xuống âm phủ, chịu đủ thứ hình phạt cõi âm. Rất may cho Bạch xà tinh được giáo chủ Ma giáo ra sức giúp đỡ, xin với Diêm vương cho ông được mang quỉ hồn Bạch xà tinh đi, đem cất giấu trong một pháp bảo của ông, có tên là "túi đựng hồn". Hồn Bạch xà tinh được tàng trữ trong túi được chừng hai, ba trăm năm, thỉnh thoảng được giáo chủ phun nước phép, nên lúc đầu chỉ là một sợi khí đen, dần dần hết thành hình rắn. Lúc đó, giáo chủ mới thả nó ra khỏi túi, dạy nó tu luyện pháp thuật, biến thành hình người. Vào khoảng đời Tống Thần Tông, nó mới tu luyện thành công.

Nghe được ân nhân lại chuyển thế làm người, ở ngõ hẻm Tây Tử, thuộc thành Hàng Châu, họ Hứa, tên Tiên, Bạch xà tinh linh chưa mờ tối, chí đền ơn vẫn tha thiết, mới xin sư phụ cho phép được xuống núi, vào đất Chiết, đi tìm ân nhân họ Hứa. Thông Thiên giáo chủ biết đệ tử đi chuyến này sẽ gặp nhiều phong ba, nên nhất quyết không chấp thuận. Bạch xà từ khi biết tin ân nhân ở trên dương thế, ngày đêm thắc thỏm, đứng ngồi không yên, giấu giáo chủ, tự ý xuống núi, tìm tới Hứa Tiên, cùng chàng kết thành vợ chồng chính thức, giúp đỡ chàng gây dựng nghiệp nhà, trở thành giàu có cự vạn.

Không dè, năm đó gặp tiết đoan dương 1 , Bạch xà uống quá chén, hiện xuất nguyên hình, thành một con rắn cực lớn, vừa to vừa thô ráp, nằm cuộn tròn trên giường. Hứa tiên đi tới, vừa vén bức màn lên, trông thấy liền kinh hãi, chết giấc. Bạch xà tỉnh dậy, thấy chồng đã chết thật, liền khóc lóc ầm ĩ. Nghe nói trong vườn Tây vương mẫu có thứ cỏ tiên, chỉ cần nhổ một cọng, là có thể cứu sống, Bạch xà mới đích thân lên Dao Trì, trộm được cỏ tiên đem về. Tới nửa đường, bị thần tướng canh giữ vườn phát giác, đuổi theo. Rất may cho Bạch xà lúc đó đang mang bầu mười tháng, sắp sinh. Thượng đế thương nó có chí đền ơn, vạn kiếp không đổi, đặc biệt ban cho nó một đứa con kỳ lân thượng đăng, sau này sẽ đỗ trạng nguyên, tự nhiên các vị thần phải bảo hộ thai nhi thôi. Bạch xà cùng các vị thần tướng đánh nhau một trận, bất phân thắng bại. Dần dần Bạch xà xuống sức, đỡ không nổi. Vừa hay có vị thần linh bảo hộ cho Văn khúc tinh quan, nói cho các vị thần tướng biết rõ uẩn khúc, các thần tướng đành buông tha cho Bạch xà về nhà, chữa trị cho Hứa Tiên. Chẳng dè Hứa Tiên khỏi bệnh, mạnh khỏe như cũ, mới lên chùa Kim sơn, tạ ơn Thần, Phật phù hộ. Sư trụ trì chùa là Pháp Hải hòa thượng, vốn là cao tăng đắc đạo, biết Hứa Tiên bị yêu nhân mê hoặc. Yêu nhân này, tuy vì báo ơn mà tới, nhưng giao tiếp với yêu lâu ngày, rốt cuộc cũng bị nó hại chết mà thôi. Vì thế, hòa thượng mời Hứa Tiên vào phòng phương trượng, điểm tỉnh cho chàng về nhân quả kiếp trước, khuyên chàng ở lại chùa mà tu hành, đừng về nhà nữa. Hứa Tiên nhớ lại chuyện ngày đoan dương, trong lòng hoài nghi, sợ hãi. Bạch xà có bịa đặt nhiều lý do để phô trương và tự bảo vệ, nhưng Hứa Tiên nghi nhiều hơn tin. Nay nghe Pháp Hải nói một lời rành rọt, chàng càng sợ, mới theo lời khuyên của hòa thượng, không chịu về nhà nữa. Bạch xà biết được, dẫn dắt ba ngàn yêu binh tới đánh phá Kim sơn, dẫn nước lên, đổ xuống chùa. Nếu nói về đạo thuật, Bạch xà làm sao sánh kịp Pháp Hải ? Nhưng vì nó đang mang thai, mà thai nhi này về sau sẽ đỗ trạng nguyên, bất luận Đạo môn hay Phật môn, ai cũng có lòng "ném chuột kiêng vỡ đồ quí", sau cùng Pháp Hải đành phải gọi Hứa Tiên ra, bảo chàng tạm trở về nhà, đợi sau khi vợ chàng sinh nở, ta lại tìm cách cứu cho. Hứa Tiên nghe lời, theo vợ về nhà. Lúc bỏ đi, Bạch xà nhìn thấy tấm bia có chữ lớn của Long vương, dựng ở chùa Kim sơn, biết rằng bia này có quan hệ tới Hà tiên cô, liền thi triển yêu thuật, đánh ngã tấm bia, rơi xuống đáy sông, để trút nỗi căm hận năm xưa. Vừa hay có dạ xoa tuần tra biển trông thấy, vội về báo cáo với Long vương. Long vương nổi giận, phát binh đuổi theo Bạch xà. Đi tới Kim sơn, được Pháp Hải báo tin cho biết, nói Bạch xà chưa tới lúc gặp kiếp nạn, Long vương không biết làm sao, đành thu hồi tấm bia đá, đem về Thủy tinh cung. Từ đó, tấm bia được cất giữ ở long cung, không xuất hiện trên đời nữa.

Hà tiên cô kể tới đây, quay nhìn Lã tổ, cười nói :

- Đạo huynh đã nghe rõ chưa ? Chính mẹ vợ anh đã hủy diệt cổ tích kỷ niệm của tôi, anh phải thay mặt bà ta bồi thường tổn thất cho tôi mới được. Đừng đứng đó mà giả mù sa mưa nữa.

Lã tổ cười, nói :

- Tiên tỉ đừng điêu ngoa như thế. Tôi chỉ biết Bạch Mẫu Đơn hiện nay đang tu đạo sắp thành, có biết gì về những việc làm của Bạch xà tinh đâu ? Chị nên kể tiếp câu chuyện cho mọi người cùng nghe thì hay hơn.

Hà tiên cô đồng ý, lại kể tiếp :

- Bạch xà sinh được một người con trai. Lúc bà ta sinh nở, bao nhiêu pháp thuật đều không thể đem ra sử dụng. Pháp Hải thấy đây là cơ hội tốt không nên bỏ lỡ, mới lén ước hẹn cùng Hứa Tiên, đưa cho chàng một cái bát bằng vàng, bảo chàng chiếu chiếc bát về phía bạch xà, có thể trừ yêu, dứt họa, vĩnh viễn không lo hậu hạn.

Lúc đó Hứa Tiên lại bị Bạch xà làm cho say mê, thần trí không sáng suốt. Vả lại, cô ta đã sinh được cho chàng một đứa con, tình vợ chồng càng thắm thiết. Nhưng nghĩ cái bát nhỏ nhoi thế này làm gì có hiệu dụng lớn ? Đã nói là có thể tránh tà, vợ chàng không hề là yêu nhân, còn sợ gì chứ . Chàng mới cầm cái bát leo lên. lầu, tính đưa cho Bạch xà coi, cùng nhau thưởng ngoạn, chuyện trò. Nào ngờ, vừa bước lên lầu, gặp đúng lúc Bạch xà đang chải đầu rửa mặt. Hứa Tiên tiến lại, cười nói :

- Bà xã, cái ông Pháp Hải hòa thượng bất chợt lại tới, đưa cho anh món đồ chơi này đây.

Đồng thời mở nắp chiếc bát. Bạch xà tinh vừa nghe tới hai tiếng "Pháp Hải", liền kinh hãi, tính chạy trốn. Bỗng quay đầu nhìn lại, một đạo linh hồn sớm bay vào trong chiếc bát, lập tức biến thành con rắn nhỏ, dài chừng một tấc, ẩn hiện lờ mờ trong bát. Hứa Tiên kinh hãi vô cùng, tự động quăng chiếc bát xuống đất, bản thân ngã lăn ra, chết giấc. Pháp Hải mới lên lầu, cứu tỉnh Hứa Tiên, nói cho chàng rõ về tiền nhân hậu quả, nhân đó đưa Hứa Tiên về chùa, cho chàng xuất gia. Theo người ta nói, vì sư phụ của Bạch xà vân du phương xa, không cứu kịp, nên Bạch xà mới bị nhốt ở đáy tháp Lôi Phong, bên Tây Hồ. Tháp này do Tiền Vũ Túc vương cho dựng lên, bên trong có những lỗ hổng tạo ra bởi rút bớt vài viên gạch. Đó là định chế do mấy người thợ nề thực hiện. Trong mỗi khoảng trống như thế, đều có cất giấu một cuốn kinh Kim Cương, có thể trấn áp tà ma. Bạch xà vào đáy tháp rồi, tuân theo pháp chỉ của Pháp Hải, qui nhập Thiền tông, chăm lo kinh kệ. Theo lời Pháp Hải nói, nếu Bạch xà biết tu tâm sửa tính, khắc khổ tu trì, sau này sẽ thành chính quả. Bạch xà tuy là người của Ma giáo, nhưng lương tâm không hủy hoại, nên vì lỗi lầm mà mắc nạn ngày hôm nay, chính là nền tảng để thành công sau này.

Về sau, con trai của Bạch xà thi đậu trạng nguyên, phụng chỉ đi tế tháp. Bạch xà lại vâng pháp chỉ ra ngoài tháp để gặp mặt con. Lúc đó, Pháp Hải hòa thượng cưỡi mây bay đến, khảo sát công phu của bạch xà, thấy tiến bộ rất nhiều, hết sức mừng rỡ, thu nhận làm học trò, lại nói lời dự ngôn rằng : nếu Bạch xà cứ cố gắng như hiện nay, không chút trễ biếng, thì trong một ngàn năm, ắt thành chính quả. Lúc đó, tháp Lôi Phong sẽ đổ, Bạch xà có thể lên trời. Đó là chuyện tương lai, đại khái là Bạch xà cứ giữ lòng trung hậu, lương thiện như hiện nay, lẽ nào lại chẳng thành công . Chúng ta cứ chờ xem.

Lã tổ tính toán một hồi, gật đầu, nói :

- Lúc con vật này thành công, chốn trung nguyên không còn ông hoàng đế nào nữa. Mà trong Đạo gia chúng ta, cũng có biến động nho nhỏ, và việc quan trọng nhất trong đó là Trương thiên sư lúc đó bị phế bỏ.

Trương Quả tiếp lời :

- Chuyện đó không sai chút nào. Năm xưa ở trên Long Hổ sơn, tôi từng nói chuyện với thiên sư, thấy ông ấy chẳng được vui vẻ. Thật tình, việc này cũng có số định trước, làm sao miễn cưỡng được?

Lã tổ nói:

- Thiên hạ chẳng có việc gì là bất biến. Thiên sư là người phàm, được hưởng uy quyền quá cao, mà không có chút bản lãnh nào, chỉ nhờ trời cho từ khi sinh ra, bàn tay đã có dấu ấn mới làm nên sự nghiệp, tước phong chân nhân, giữ chức thiên sư, quá dễ dàng. Những sự việc như thế, sao có thể mãi mãi không đổi .

Câu nói chưa dứt, Thiết Quài và Chung Li Quyền đã lên tiếng :

- Thiên cơ bất khả lậu, hai vị nên thận trọng lời nói.

Hai vị tiên Lã tổ, Trương Quả tỏ vẻ sợ hãi, nói :

- Tôn sư nói rất đúng. Từ nay mọi người nên giữ miệng, thận trọng lời nói mới tốt.

Sau đó, các vị tiên rời khỏi Kim sơn, cùng tới Cô Tô. Nghe nói người dân Tô Châu rất tin Lã tổ, hàng năm cứ vào ngày mười bốn tháng tư, là ngày đản sinh của Lã tổ, người ta kéo tới miếu thắp hương rất đông đảo. Lúc đó đúng vào kỳ dâng hương, trai gái kéo nhau đi lễ náo nhiệt khác thường. Bát tiên biến ra người thường dân, tới đó thưởng ngoạn. Tới miếu, chỉ thấy từ trong ra ngoài, từ trước ra sau miếu, người ta chen chúc nhau, già trẻ, gái trai đủ mặt. Người ta cầu con, hoặc cầu khỏi bệnh, bình an, thật thành tâm. Bát tiên đi coi một vòng, Lã tổ lấy tư cách là chủ nhân, mời mọi người vào bên trong uống trà, điểm tâm chút đỉnh. Các vị tiên đều nói :

- Cứ để chúng tôi tự nhiên ăn uống, bất tất phải mời mọc.

Mọi người uống sơ qua vài chén trà, lại trở ra. Bỗng thấy một người đàn ông, nước mắt chèm nhem, tay cầm một chân nhang, vội vội vàng vàng tìm lối cửa sau đền mà ra, anh ta không nhắm hướng đường cái, lại tìm lối đi nhỏ vắng vẻ đằng sau đền mà đi.

Bát tiên bảo nhau :

- Người đàn ông này có vẻ hoảng hốt, nhìn mặt thấy đầy chính khí, hắn là người tử tế mà gặp phải chuyện gì đau khổ lắm đây. Anh ta nhổ chân nhang cầm tay, ắt là định trị bệnh cho một người nào. Chúng ta hãy đi theo, thăm dò thử xem.

Vì thế, bát tiên đều ẩn thân, âm thầm theo dõi. Thấy anh ta đi tới một nơi nọ, đưa mắt nhìn quanh, thấy không có người qua lại, mới vội vã vén tay áo bên trái, để hở cánh tay, tay phải rút ra một con dao sắc, mím môi, nghiến răng, hô to lên rằng :

- ông Trời, hỡi ông Trời ! Tiểu nhân là Diệp Bách Dân, trong nhà chỉ có người cha già, đã tám mươi tuổi. Tiểu nhân giận mình từ nhỏ tới giờ chẳng chút tài năng, nên không thể làm trọn hiếu đạo để cha già sống không thoải mái, ăn uống chẳng đầy đủ. Nay lại lâm bệnh nằm một chỗ, mạng sống chỉ trong sớm tối. Tiểu nhân đã không thể mời thầy về điều trị, lại không tiền mua thuốc, chỉ có một tấm lòng thành, lóc thịt cánh tay để cứu cha. Nếu ông Trời thương tiểu nhân ở tấm lòng thành, phù hộ cho cha tôi chuyển nguy thành an, cho cha tiểu nhân được sống thêm bao nhiêu năm, tiểu nhân tình nguyện chịu giảm thọ ngần ấy năm. Muôn ngàn lần cầu mong ông Trời thương cha con tôi !

Nói rồi, nước mắt như mưa, đưa cao con dao nhọn ở tay phải, cắt ra một tảng thịt ở cánh tay bên trái. Bát tiên thấy sự tình, than thở không dứt. Lã tổ lập tức thi triển diệu pháp, phất tay một cái, máu trên vết thương liền ngưng chảy, Diệp Bách Dân không thấy một cảm giác đau đớn nào, liền tươi nét mặt, lấy tro trên chân nhang chà lên vết cắt, lập tức thành sẹo. Bách Dân ngạc nhiên, cho là thần nhân phù hộ, vội quì xuống, dập đầu lạy liền bảy, tám cái, sau đó mới xoay mình, tìm đường cái mà đi. Bát tiên ở lại chỗ cũ, cùng nhau bàn bạc về chuyện Diệp Bách Dân lóc thịt cứu cha, ai cũng khen ngợi, quyết tìm cách cứu giúp gia đình anh ta.

--------------------------------

1Mồng 5 tháng 5, cỏn gọi tiết đoan ngọ. Hồi Thứ 98

Bạch xà nhiều kiếp thành chính quả

Hiếu tử lóc thịt gặp thẩn tiên Bát tiên thành đạo, lên trời, được Nguyên Thủy, Lão Quân, Dao trì vương mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, các vị lãnh tụ thần tiên, dẫn tới triều yết Ngọc đế. Ngọc đế ban tước, ban yến, lại sai Thái Bạch Kim tinh dẫn các thợ trời, đi sửa sang động phủ cho tám vị tiên. Thiết Quài tiên sinh ở động Tử Hà, núi Hoa sơn, Trương Quả ở Bạch Lộ nham núi Võ Đang, Lam Thái Hòa ở Trứu Vân cốc núi Vương Ốc, Lã Động Tân ở Khiên Vân nhai núi Nga Mi, Hà tiên cô ở Ngọc Ốc động núi Lư sơn, Hàn Tương Tử ở Bích Nham phong núi Tung sơn, Chung Li Quyền ở Nhất Tuyến thiên núi Chung Nam, Tào quốc cữu ở Vương Diệu phong núi Hành sơn. Mỗi người ở một động phủ riêng biệt, tất cả đều có cảnh sắc thanh kỳ, u nhã, có hoa nở bốn mùa, có đồ vật trân quí, đẹp đẽ khác thường.

Bát tiên thụ chức, tạ ơn ban thưởng, Ngọc đế lại tuyên ý chỉ, đại ý nói :

"Trước đây, vì thiên cung không yên tĩnh, trẫm xuống chiếu cầu hiền, lấy người giúp đỡ, được các vị lãnh tụ chư tiên tiến cử hiền tài, suốt mấy ngàn năm, trước sau kén được tám vị tiên, đều là đạo hạnh cao thâm, thần thông quảng đại, ban cho tước hiệu hiển vinh, nhận chức trong triều. Riêng nghĩ rằng gần đây ở hạ giới lòng người ngày càng xuống thấp, phong tục ngày càng xu hướng về tà ma, thế cuộc nhân đó mà nhiều chuyện. Đã lâu, thiên đình chỉ thỉnh thoảng phái các bậc hiền năng, phân phó các nơi ở cõi phàm trần, tùy lúc mà hóa thân làm người, để trừng gian khuyến thiện. Là vì chân tài khó tìm được, nên chưa thể phát động một phong trào lành mạnh hóa hạ giới. Nay bát tiên đều từ người trần gian mà ra, hiểu biết thế tình rất rõ, nay nhận lệnh đặt thân mình ở hạ giới, ắt có thể cứu vãn phong tục trần gian. Việc này, trẫm đã bàn bạc với các vị đại tiên tổ Nguyên Thủy, Lão Quân, được các vị tán thành. Cũng may thiên đình hiện nay yên ổn, khắp chốn yên bình, chức vụ trên thiên phủ khá nhàn rỗi, có thể tùy thời phân phái xuống hạ giới, chu du bốn biển, làm tròn trách nhiệm hóa độ cho dân".

Bát tiên nhận lệnh, vô cùng hoan hỉ, xưng tụng thánh đức. Mọi việc xong xuôi, các vị tiên ai về động phủ nấy, nghỉ ngơi một thời gian.

Đến cuối đời nhà Bắc Tống, thiên hạ đại loạn, các vị tiên mới nhất quyết rời núi, tụ họp tại Hoa sơn, nơi động phủ của Thiết Quài tiên sinh. Người ta đồn rằng một dải đất Tô Châu, Hàng Châu gần đây có tiếng là đất trù phú, mà Tây Hồ ở Hàng Châu, bao đời nay được các danh nhân nhiều đời tô điểm, sửa sang, đã thành một nơi danh thắng bậc nhất trên thế giới. Lã tổ đề nghị trước tiên hãy tới chơi hai nơi đó, sau mới phân tán ra, mỗi người đi một nơi, tuần du thiên hạ một vòng, để có tư liệu mà về phục chỉ. Mọi người nghe vậy đều tán thành. Vì thế, họ cưỡi mây bay đi tới chân núi Kim sơn, nằm ở vùng hạ lưu sông Trường giang, cho mây ngừng lại. Vì Hà tiên cô, Lý Thiết Quài và một số vị tiên có quan hệ về lịch sử của Kim sơn, nên lần này họ đáp xuống Kim sơn trước nhất. Mọi người tìm tới thăm nơi cổ tích, đều không khỏi cảm khái trong lòng. Trương Quả, Lam Thái Hòa hỏi thăm tấm bia khắc chữ của Long vương có còn hay không, Hà tiên cô mới nói :

- Đó thật là một cổ tích đáng ghi nhớ, đáng tiếc là đã bị con yêu xà phá hủy, chìm dưới đáy sông mất rồi ! Các vị có biết chuyện Bạch xà tinh dâng nước, làm chìm ngập Kim sơn hay không ?

Các vị tiên phần nhiều không biết chuyện đó, vội hỏi :

- Chuyện đó thế nào ?

Tiên cô nghe hỏi, lại thấy chuyện này vừa đáng tức cười vừa đáng giận, mới quay qua hỏi Lã tổ :

- Đạo huynh, anh phải biết chuyện này chứ ?

Lã tổ "Phì !" một tiếng, nói :

- Chuyện của yêu tinh, quỉ quái, làm sao tôi biết được ?

Hà tiên cô quay qua Trương Quả, nói :

- Trương đạo hữu, anh nghe thấy đó. Vị Lã đạo hữu của chúng ta thật tình là kẻ vô lương tâm trong giới thần tiên. Mẹ vợ mình mà anh ấy gọi là yêu tinh quỉ quái, và không thèm biết tới.

Các vị tiên nghe nói, đều bụm miệng cười, riêng Lã tổ ngạc nhiên quá chừng, vội hỏi :

- Vậy là nghĩa làm sao ?

Trương Quả là người trung hậu nhất trong bát tiên, mới điềm tĩnh kể rõ :

- Bạch xà tinh kiếp trước là mẹ của Tiểu Kim Tử, mà Tiểu Kim Tử là tiền thân của Bạch Mẫu Đơn, nên Lã hiền điệt là con rể của Bạch xà tinh, kể ra cũng đúng. Chuyện này chính hiền điệt kể cho ta nghe, khi chúng ta tới thăm nhà thanh lâu đó mà.

Lã tổ hiểu ra, cười xòa, hỏi Hà tiên cô cho biết chuyện Bạch xà tinh phá hủy Kim sơn như thế nào, tiên cô mới lần lượt kể ra.

Nguyên Bạch xà tinh đầu thai làm vợ Chu Tiểu Quỉ, đã cùng ân nhân thông gian, trước tiên bị Lã tổ phát giác gian tình, sau đó đích thân Hà tiên cô đi phá án. Người đàn bà này lập chí ở vậy đền ơn, nên gian tình có khác với các vụ ngoại tình tầm thường.

Tuy mụ có giết hai mạng người, chung qui cũng bởi hai người đó biết sự tình mà chống đối mụ, khiến mụ không thể đền ơn, nên mới mưu sát họ. Đó cũng là chuyện vạn bất đắc dĩ, tình tiết có khác so với việc giết người bình thường. Vì thế, Bạch xà tinh thống hận Hà tiên cô can thiệp vào việc của nó, phá hoại việc tốt của nó, lại hại tính mạng nó nữa. Sau khi chết, oan khí không thể tan được. Xưa nay , những ác quỉ như mụ sớm lạc xuống âm phủ, chịu đủ thứ hình phạt cõi âm. Rất may cho Bạch xà tinh được giáo chủ Ma giáo ra sức giúp đỡ, xin với Diêm vương cho ông được mang quỉ hồn Bạch xà tinh đi, đem cất giấu trong một pháp bảo của ông, có tên là "túi đựng hồn". Hồn Bạch xà tinh được tàng trữ trong túi được chừng hai, ba trăm năm, thỉnh thoảng được giáo chủ phun nước phép, nên lúc đầu chỉ là một sợi khí đen, dần dần hết thành hình rắn. Lúc đó, giáo chủ mới thả nó ra khỏi túi, dạy nó tu luyện pháp thuật, biến thành hình người. Vào khoảng đời Tống Thần Tông, nó mới tu luyện thành công.

Nghe được ân nhân lại chuyển thế làm người, ở ngõ hẻm Tây Tử, thuộc thành Hàng Châu, họ Hứa, tên Tiên, Bạch xà tinh linh chưa mờ tối, chí đền ơn vẫn tha thiết, mới xin sư phụ cho phép được xuống núi, vào đất Chiết, đi tìm ân nhân họ Hứa. Thông Thiên giáo chủ biết đệ tử đi chuyến này sẽ gặp nhiều phong ba, nên nhất quyết không chấp thuận. Bạch xà từ khi biết tin ân nhân ở trên dương thế, ngày đêm thắc thỏm, đứng ngồi không yên, giấu giáo chủ, tự ý xuống núi, tìm tới Hứa Tiên, cùng chàng kết thành vợ chồng chính thức, giúp đỡ chàng gây dựng nghiệp nhà, trở thành giàu có cự vạn.

Không dè, năm đó gặp tiết đoan dương 1 , Bạch xà uống quá chén, hiện xuất nguyên hình, thành một con rắn cực lớn, vừa to vừa thô ráp, nằm cuộn tròn trên giường. Hứa tiên đi tới, vừa vén bức màn lên, trông thấy liền kinh hãi, chết giấc. Bạch xà tỉnh dậy, thấy chồng đã chết thật, liền khóc lóc ầm ĩ. Nghe nói trong vườn Tây vương mẫu có thứ cỏ tiên, chỉ cần nhổ một cọng, là có thể cứu sống, Bạch xà mới đích thân lên Dao Trì, trộm được cỏ tiên đem về. Tới nửa đường, bị thần tướng canh giữ vườn phát giác, đuổi theo. Rất may cho Bạch xà lúc đó đang mang bầu mười tháng, sắp sinh. Thượng đế thương nó có chí đền ơn, vạn kiếp không đổi, đặc biệt ban cho nó một đứa con kỳ lân thượng đăng, sau này sẽ đỗ trạng nguyên, tự nhiên các vị thần phải bảo hộ thai nhi thôi. Bạch xà cùng các vị thần tướng đánh nhau một trận, bất phân thắng bại. Dần dần Bạch xà xuống sức, đỡ không nổi. Vừa hay có vị thần linh bảo hộ cho Văn khúc tinh quan, nói cho các vị thần tướng biết rõ uẩn khúc, các thần tướng đành buông tha cho Bạch xà về nhà, chữa trị cho Hứa Tiên. Chẳng dè Hứa Tiên khỏi bệnh, mạnh khỏe như cũ, mới lên chùa Kim sơn, tạ ơn Thần, Phật phù hộ. Sư trụ trì chùa là Pháp Hải hòa thượng, vốn là cao tăng đắc đạo, biết Hứa Tiên bị yêu nhân mê hoặc. Yêu nhân này, tuy vì báo ơn mà tới, nhưng giao tiếp với yêu lâu ngày, rốt cuộc cũng bị nó hại chết mà thôi. Vì thế, hòa thượng mời Hứa Tiên vào phòng phương trượng, điểm tỉnh cho chàng về nhân quả kiếp trước, khuyên chàng ở lại chùa mà tu hành, đừng về nhà nữa. Hứa Tiên nhớ lại chuyện ngày đoan dương, trong lòng hoài nghi, sợ hãi. Bạch xà có bịa đặt nhiều lý do để phô trương và tự bảo vệ, nhưng Hứa Tiên nghi nhiều hơn tin. Nay nghe Pháp Hải nói một lời rành rọt, chàng càng sợ, mới theo lời khuyên của hòa thượng, không chịu về nhà nữa. Bạch xà biết được, dẫn dắt ba ngàn yêu binh tới đánh phá Kim sơn, dẫn nước lên, đổ xuống chùa. Nếu nói về đạo thuật, Bạch xà làm sao sánh kịp Pháp Hải ? Nhưng vì nó đang mang thai, mà thai nhi này về sau sẽ đỗ trạng nguyên, bất luận Đạo môn hay Phật môn, ai cũng có lòng "ném chuột kiêng vỡ đồ quí", sau cùng Pháp Hải đành phải gọi Hứa Tiên ra, bảo chàng tạm trở về nhà, đợi sau khi vợ chàng sinh nở, ta lại tìm cách cứu cho. Hứa Tiên nghe lời, theo vợ về nhà. Lúc bỏ đi, Bạch xà nhìn thấy tấm bia có chữ lớn của Long vương, dựng ở chùa Kim sơn, biết rằng bia này có quan hệ tới Hà tiên cô, liền thi triển yêu thuật, đánh ngã tấm bia, rơi xuống đáy sông, để trút nỗi căm hận năm xưa. Vừa hay có dạ xoa tuần tra biển trông thấy, vội về báo cáo với Long vương. Long vương nổi giận, phát binh đuổi theo Bạch xà. Đi tới Kim sơn, được Pháp Hải báo tin cho biết, nói Bạch xà chưa tới lúc gặp kiếp nạn, Long vương không biết làm sao, đành thu hồi tấm bia đá, đem về Thủy tinh cung. Từ đó, tấm bia được cất giữ ở long cung, không xuất hiện trên đời nữa.

Hà tiên cô kể tới đây, quay nhìn Lã tổ, cười nói :

- Đạo huynh đã nghe rõ chưa ? Chính mẹ vợ anh đã hủy diệt cổ tích kỷ niệm của tôi, anh phải thay mặt bà ta bồi thường tổn thất cho tôi mới được. Đừng đứng đó mà giả mù sa mưa nữa.

Lã tổ cười, nói :

- Tiên tỉ đừng điêu ngoa như thế. Tôi chỉ biết Bạch Mẫu Đơn hiện nay đang tu đạo sắp thành, có biết gì về những việc làm của Bạch xà tinh đâu ? Chị nên kể tiếp câu chuyện cho mọi người cùng nghe thì hay hơn.

Hà tiên cô đồng ý, lại kể tiếp :

- Bạch xà sinh được một người con trai. Lúc bà ta sinh nở, bao nhiêu pháp thuật đều không thể đem ra sử dụng. Pháp Hải thấy đây là cơ hội tốt không nên bỏ lỡ, mới lén ước hẹn cùng Hứa Tiên, đưa cho chàng một cái bát bằng vàng, bảo chàng chiếu chiếc bát về phía bạch xà, có thể trừ yêu, dứt họa, vĩnh viễn không lo hậu hạn.

Lúc đó Hứa Tiên lại bị Bạch xà làm cho say mê, thần trí không sáng suốt. Vả lại, cô ta đã sinh được cho chàng một đứa con, tình vợ chồng càng thắm thiết. Nhưng nghĩ cái bát nhỏ nhoi thế này làm gì có hiệu dụng lớn ? Đã nói là có thể tránh tà, vợ chàng không hề là yêu nhân, còn sợ gì chứ . Chàng mới cầm cái bát leo lên. lầu, tính đưa cho Bạch xà coi, cùng nhau thưởng ngoạn, chuyện trò. Nào ngờ, vừa bước lên lầu, gặp đúng lúc Bạch xà đang chải đầu rửa mặt. Hứa Tiên tiến lại, cười nói :

- Bà xã, cái ông Pháp Hải hòa thượng bất chợt lại tới, đưa cho anh món đồ chơi này đây.

Đồng thời mở nắp chiếc bát. Bạch xà tinh vừa nghe tới hai tiếng "Pháp Hải", liền kinh hãi, tính chạy trốn. Bỗng quay đầu nhìn lại, một đạo linh hồn sớm bay vào trong chiếc bát, lập tức biến thành con rắn nhỏ, dài chừng một tấc, ẩn hiện lờ mờ trong bát. Hứa Tiên kinh hãi vô cùng, tự động quăng chiếc bát xuống đất, bản thân ngã lăn ra, chết giấc. Pháp Hải mới lên lầu, cứu tỉnh Hứa Tiên, nói cho chàng rõ về tiền nhân hậu quả, nhân đó đưa Hứa Tiên về chùa, cho chàng xuất gia. Theo người ta nói, vì sư phụ của Bạch xà vân du phương xa, không cứu kịp, nên Bạch xà mới bị nhốt ở đáy tháp Lôi Phong, bên Tây Hồ. Tháp này do Tiền Vũ Túc vương cho dựng lên, bên trong có những lỗ hổng tạo ra bởi rút bớt vài viên gạch. Đó là định chế do mấy người thợ nề thực hiện. Trong mỗi khoảng trống như thế, đều có cất giấu một cuốn kinh Kim Cương, có thể trấn áp tà ma. Bạch xà vào đáy tháp rồi, tuân theo pháp chỉ của Pháp Hải, qui nhập Thiền tông, chăm lo kinh kệ. Theo lời Pháp Hải nói, nếu Bạch xà biết tu tâm sửa tính, khắc khổ tu trì, sau này sẽ thành chính quả. Bạch xà tuy là người của Ma giáo, nhưng lương tâm không hủy hoại, nên vì lỗi lầm mà mắc nạn ngày hôm nay, chính là nền tảng để thành công sau này.

Về sau, con trai của Bạch xà thi đậu trạng nguyên, phụng chỉ đi tế tháp. Bạch xà lại vâng pháp chỉ ra ngoài tháp để gặp mặt con. Lúc đó, Pháp Hải hòa thượng cưỡi mây bay đến, khảo sát công phu của bạch xà, thấy tiến bộ rất nhiều, hết sức mừng rỡ, thu nhận làm học trò, lại nói lời dự ngôn rằng : nếu Bạch xà cứ cố gắng như hiện nay, không chút trễ biếng, thì trong một ngàn năm, ắt thành chính quả. Lúc đó, tháp Lôi Phong sẽ đổ, Bạch xà có thể lên trời. Đó là chuyện tương lai, đại khái là Bạch xà cứ giữ lòng trung hậu, lương thiện như hiện nay, lẽ nào lại chẳng thành công . Chúng ta cứ chờ xem.

Lã tổ tính toán một hồi, gật đầu, nói :

- Lúc con vật này thành công, chốn trung nguyên không còn ông hoàng đế nào nữa. Mà trong Đạo gia chúng ta, cũng có biến động nho nhỏ, và việc quan trọng nhất trong đó là Trương thiên sư lúc đó bị phế bỏ.

Trương Quả tiếp lời :

- Chuyện đó không sai chút nào. Năm xưa ở trên Long Hổ sơn, tôi từng nói chuyện với thiên sư, thấy ông ấy chẳng được vui vẻ. Thật tình, việc này cũng có số định trước, làm sao miễn cưỡng được?

Lã tổ nói:

- Thiên hạ chẳng có việc gì là bất biến. Thiên sư là người phàm, được hưởng uy quyền quá cao, mà không có chút bản lãnh nào, chỉ nhờ trời cho từ khi sinh ra, bàn tay đã có dấu ấn mới làm nên sự nghiệp, tước phong chân nhân, giữ chức thiên sư, quá dễ dàng. Những sự việc như thế, sao có thể mãi mãi không đổi .

Câu nói chưa dứt, Thiết Quài và Chung Li Quyền đã lên tiếng :

- Thiên cơ bất khả lậu, hai vị nên thận trọng lời nói.

Hai vị tiên Lã tổ, Trương Quả tỏ vẻ sợ hãi, nói :

- Tôn sư nói rất đúng. Từ nay mọi người nên giữ miệng, thận trọng lời nói mới tốt.

Sau đó, các vị tiên rời khỏi Kim sơn, cùng tới Cô Tô. Nghe nói người dân Tô Châu rất tin Lã tổ, hàng năm cứ vào ngày mười bốn tháng tư, là ngày đản sinh của Lã tổ, người ta kéo tới miếu thắp hương rất đông đảo. Lúc đó đúng vào kỳ dâng hương, trai gái kéo nhau đi lễ náo nhiệt khác thường. Bát tiên biến ra người thường dân, tới đó thưởng ngoạn. Tới miếu, chỉ thấy từ trong ra ngoài, từ trước ra sau miếu, người ta chen chúc nhau, già trẻ, gái trai đủ mặt. Người ta cầu con, hoặc cầu khỏi bệnh, bình an, thật thành tâm. Bát tiên đi coi một vòng, Lã tổ lấy tư cách là chủ nhân, mời mọi người vào bên trong uống trà, điểm tâm chút đỉnh. Các vị tiên đều nói :

- Cứ để chúng tôi tự nhiên ăn uống, bất tất phải mời mọc.

Mọi người uống sơ qua vài chén trà, lại trở ra. Bỗng thấy một người đàn ông, nước mắt chèm nhem, tay cầm một chân nhang, vội vội vàng vàng tìm lối cửa sau đền mà ra, anh ta không nhắm hướng đường cái, lại tìm lối đi nhỏ vắng vẻ đằng sau đền mà đi.

Bát tiên bảo nhau :

- Người đàn ông này có vẻ hoảng hốt, nhìn mặt thấy đầy chính khí, hắn là người tử tế mà gặp phải chuyện gì đau khổ lắm đây. Anh ta nhổ chân nhang cầm tay, ắt là định trị bệnh cho một người nào. Chúng ta hãy đi theo, thăm dò thử xem.

Vì thế, bát tiên đều ẩn thân, âm thầm theo dõi. Thấy anh ta đi tới một nơi nọ, đưa mắt nhìn quanh, thấy không có người qua lại, mới vội vã vén tay áo bên trái, để hở cánh tay, tay phải rút ra một con dao sắc, mím môi, nghiến răng, hô to lên rằng :

- ông Trời, hỡi ông Trời ! Tiểu nhân là Diệp Bách Dân, trong nhà chỉ có người cha già, đã tám mươi tuổi. Tiểu nhân giận mình từ nhỏ tới giờ chẳng chút tài năng, nên không thể làm trọn hiếu đạo để cha già sống không thoải mái, ăn uống chẳng đầy đủ. Nay lại lâm bệnh nằm một chỗ, mạng sống chỉ trong sớm tối. Tiểu nhân đã không thể mời thầy về điều trị, lại không tiền mua thuốc, chỉ có một tấm lòng thành, lóc thịt cánh tay để cứu cha. Nếu ông Trời thương tiểu nhân ở tấm lòng thành, phù hộ cho cha tôi chuyển nguy thành an, cho cha tiểu nhân được sống thêm bao nhiêu năm, tiểu nhân tình nguyện chịu giảm thọ ngần ấy năm. Muôn ngàn lần cầu mong ông Trời thương cha con tôi !

Nói rồi, nước mắt như mưa, đưa cao con dao nhọn ở tay phải, cắt ra một tảng thịt ở cánh tay bên trái. Bát tiên thấy sự tình, than thở không dứt. Lã tổ lập tức thi triển diệu pháp, phất tay một cái, máu trên vết thương liền ngưng chảy, Diệp Bách Dân không thấy một cảm giác đau đớn nào, liền tươi nét mặt, lấy tro trên chân nhang chà lên vết cắt, lập tức thành sẹo. Bách Dân ngạc nhiên, cho là thần nhân phù hộ, vội quì xuống, dập đầu lạy liền bảy, tám cái, sau đó mới xoay mình, tìm đường cái mà đi. Bát tiên ở lại chỗ cũ, cùng nhau bàn bạc về chuyện Diệp Bách Dân lóc thịt cứu cha, ai cũng khen ngợi, quyết tìm cách cứu giúp gia đình anh ta.

break
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc