Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 5: Ngày Song Thập Và Quốc Dân Đảng Trung Hoa (1)

Trước Sau

break
Trong khoảng mười lăm năm, kể từ khi từ chức khỏi giáo hội Methodist, Tống Giáo Nhân có thêm bốn người con nữa. Năm 1894, bà Nhiếp Quế Sương sinh con trai đầu lòng là Tống Tử Văn, và đến năm 1897 thì sinh cô con gái út Tống Mỹ Linh. Sau đó là hai người con trai cuối cùng là Tống Tử Lương và Tống Tử An. Tống Giáo Nhân gửi cả ba cô con gái và Tống Tử Văn sang du học tại Hoa Kỳ.

Tống Giáo Nhân có vẻ yêu thích Tống Ái Linh hơn cả, có lẽ vì Tống Ái Linh và ông bố rất giống nhau ở hai điểm là rất thực tế và yêu tiền. Ái Linh rất thông minh nhanh nhẹn, và đã trở thành người phụ tá đắc lực cho Tống Giáo Nhân. Các hoạt động tài phiệt của Tống Giáo Nhân bành trướng rất nhanh chóng, và cần phải có người thân tín tin cẩn được để giao phó cho một phần công việc. Tống Ái Linh chính là người Tống Giáo Nhân rất cần. Và cũng chính trong thời gian làm việc với bố mà Tống Ái Linh học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu để sau này trở thành một người đàn bà có ảnh hưởng rất lớn, lũng đoạn thị trường Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20.

Trong lúc tài sản nhà họ Tống ngày một thịnh vượng thì vương khí nhà Mãn Thanh ngày một tàn lụi. Người Trung Hoa tin rằng một triều đại tồn tại được là nhờ có Thiên Mệnh, hay Lòng Trời còn tựa. Khi Thiên Mệnh không còn nữa, tức là khi Lòng Trời đã bỏ, thì triều đại đó sẽ sụp đổ. Đến đầu thế kỷ 20 thì Thiên Mệnh của nhà Mãn Thanh đã mất, và triều đại này đang đi vào mạt vận. Thực ra thì các triều đại vua chúa của Trung Hoa chỉ kéo dài được vài trăm năm rồi lại có một triều đại mới thay thế. Đến đầu thế kỷ 20 thì nhà Mãn Thanh đã cai trị Trung Hoa được gần ba thế kỷ, một thời gian khá dài cho một triều đại quân chủ.

Tháng 11- 1908 Từ Hy Thái Hậu từ trần sau một nửa thế kỷ thao túng chính trường Trung hoa. Từ Hy thay mặt con trai là vua Đồng Trị và cháu là vua Quang Tự cai trị nước Trung Hoa. Vua Quang Tự là một nhà vua sáng suốt, dự định cải tiến đất nước theo đường lối tây phương và loại bỏ Từ Hy Thái Hậu. Nhưng Viên Thế Khải được vua Quang Tự giao cho thi hành kế hoạch thì phản lại nhà vua, tố cáo tất cả âm mưu của vua Quang Tự cho Từ Hy Thái Hậu, do đó Từ Hy Thái Hậu kịp thời bắt vua Quang Tự giam vào một hòn đảo nhỏ bên trong Cung Điện Mùa Hạ, và chiếm quyền của vua Quang Tự. Trước khi chết, Từ Hy Thái Hậu vẫn còn đủ thời giờ sai người đầu độc vua Quang Tự trước. Từ Hy sợ rằng sau khi mình chết rồi, Quang Tự sẽ được trở lại vương quyền và làm những gì Từ Hy không ưa thích.

Quyền lực nhà Mãn Thanh bây giờ rơi vào tay một ấu chúa do Từ Hy Thái Hậu lựa chọn: đó là vua Phổ Nghi, một đứa trẻ mới lên ba tuổi. Phổ Nghi trở thành vị hoàng đế cuối cùng của nhà Mãn Thanh và Trung Hoa. Thân phụ Phổ Nghi là Thuần Thân Vương được bổ làm nhiếp chánh, thay mặt vua Phổ Nghi cai trị việc nước. Nhưng Thuần Thân Vương là một người hiền lành chất phác, không có khả năng lãnh đạo Trung Hoa trong một hoàn cảnh rất bất lợi: Bên trong thì bị người dân Trung Hoa phản đối, bên ngoài thì bị liệt cường bắt nạt xâu xé đất nước Trung Hoa thành nhiều mảnh nhượng địa. Thuần Thân Vương cũng không thể là đối thủ của con cáo già Viên Thế Khải được. Trước khi chết, vua Quang Tự muốn em là Thuần Thân Vương phải giết Viên Thế Khải để báo thù cho nhà vua, nhưng Thuần Thân Vương không dám giết Viên Thế Khải, chỉ tước bỏ mọi quyền lực của họ Viên và bắt họ Viên phải về hưu.

Gặp lúc nhà Mãn Thanh đang bối rối và yếu thế, Tôn Dật Tiên tổ chức nhiều cuộc nổi dậy, và đi du thuyết nhiều nước tây phương tìm sự ủng hộ của quốc tế và sự đóng góp tài chánh cho công cuộc quang phục nước Trung Hoa của ông. Các nước tây phương có vẻ lạnh nhạt với Tôn Dật Tiên vì họ chỉ muốn nước Trung Hoa cứ tiếp tục ở vào thế yếu cho họ khai thác và làm chủ. Trong nước thì tuy Tôn Dật Tiên được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, kể cả một số người Trung Hoa đang phục vụ cho nhà Thanh, nhưng ông vẫn thất bại không tạo được một thành công nào trong công cuộc lật đổ nhà Thanh.

Nhưng cuối cùng công cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên thành công nhờ một yếu tố bất ngờ, không phải do công lao của ông. Tại thành Vũ Hán, một nhóm sĩ quan trong quân đội Mãn Thanh bất mãn và âm mưu nổi dậy chống lại triều đình. Các sĩ quan dấu bom và vũ khí tại nhiều nơi khác nhau, nhưng ngày 9- 10- 1911, một trái bom dấu trong khu vực nhượng địa của người Nga bất ngờ nổ tung. Lập tức cảnh sát bao vây cả khu vực, lục soát và tìm được nhiều tài liệu và danh sách những người tham dự cuộc khởi loạn. Viên tổng đốc ra lệnh đóng chặt các cổng thành, và trại quân bị bao vây. Các sĩ quan phản loạn bây giờ chỉ còn hai lựa chọn: Hoặc đầu hàng để bị bắt và bị hành hạ dã man, có thể là bị xử tử, hoặc liều lĩnh khởi sự cuộc phản loạn như kế hoạch từ trước, mặc dầu sớm hơn dự liệu. Đấy là con đường sống suy nhất của họ, và thế là bốn tiểu đoàn quân nhà Thanh bắt buộc phải quyết định liều chết thi hành cuộc nổi loạn. Vì ở thế cùng đường nên toán quân phản loạn chiến đấu liều mạng và kiểm soát được thành phố. Viên tổng đốc phải dùng thuyền chạy trốn ra sông Dương Tử. Cuộc nổi dậy hoàn toàn bất ngờ, và đã thành công trong ngày Song Thập, tức là ngày 10- 10- 1911. Kể từ đó, ngày 10- 10 được người Trung Hoa quốc gia coi là ngày Quốc khánh.

Nhóm khởi loạn không có tổ chức. Họ không có liên lạc hoặc hậu thuẫn của các nhóm Hồng Hội hoặc Đồng Minh Hội của Tôn Dật Tiên. Tuy nhiên họ đã hoàn thành được một điều mà trong nhiều năm trời các nhóm Phản Thanh Phục Minh, kể cả Tôn Dật Tiên, đã không thực hiện được. Họ đã chiếm được một thành phố lớn của nhà Mãn Thanh. Nhóm phản loạn không có thủ lãnh nên quyết định mời một đại tá trong quân đội Mãn Thanh là Lê Nguyên Hồng lên lãnh đạo họ, vì Lê Nguyên Hồng có cấp bậc cao nhất trong thành. Một phái đoàn phản loạn được cử đi đến nhà họ Lệ Lê Nguyên Hồng thấy quân phản loạn tới, lại tưởng họ tìm giết mình, nên bỏ chạy trốn, hết phòng này sang phòng khác. Quân phản loạn vẫn nhẫn nại đuổi theo. Cuối cùng Lê Nguyên Hồng chui vào trốn dưới gầm giường của vợ, nhưng vì cái giường của vợ nhỏ quá nên chân của Lê Nguyên Hồng thò ra ngoài. Toán quân phản loạn nắm chân Lê Nguyên Hồng kéo ra. Khi Lê Nguyên Hồng định năn nỉ xin tha mạng thì tên thủ lĩnh loạn quân lịch sự hỏi thăm sức khỏe của họ Lệ Hắn tâng bốc gọi Lê Nguyên Hồng là "Tướng quân, " và yêu cầu Lê Nguyên Hồng gia nhập quân phản loạn. Lê Nguyên Hồng mừng rỡ và nhận lời. Ngày 12- 10, nhóm phản loạn thành lập một chính phủ cộng hòa lâm thời và bầu Lê Nguyên Hồng lên điều khiển chính phủ.

Nhóm phản loạn tại Vũ Hán tạo được một hậu quả dây chuyền. Các tuần lễ kế tiếp đó, hết thành phố này đến thành phố khác đứng lên, noi gương thành phố Vũ Hán, tuyên bố độc lập với nhà Mãn Thanh. Các tỉnh Hồ Nam và Sơn Tây chống lại mệnh lệnh của triều đình. Tại Thiểm Tây, quần chúng vùng lên chiếm và giết viên tổng đốc và đốt dinh tổng đốc tại thủ phủ Thái Nguyên. Những đám đông gây hỗn loạn tại Thiên Tân và Tế Nam. Tại trường trung Học Trường Sa, Mao Trạch Đông quẳng sách vở đi và gia nhập quân cách mạng.

Trong một cố gắng vãn hồi tình thế, nhà Mãn Thanh phải phục hồi chức vị cho Viên Thế Khải lúc đó ở trong tình trạng phải về hưu. Nhà Mãn Thanh thấy không còn ai ngoài Viên Thế Khải có đủ khả năng cứu vãn tình thế. Viên Thế Khải là một viên tướng tài, có công cải tiến quân đội Trung Hoa theo kiểu mẫu tây phương. Viên Thế Khải cũng là người có tham vọng làm hoàng đế nên không bỏ lỡ cơ hội nắm lại quyền bính. Lập tức Viên Thế Khải tung ra những cuộc tấn công, đánh bại các thành phố phản loạn. Viên Thế Khải chiếm lại được thành phố Vũ Hán, nhưng được tin thành phố Nam Kinh đã lọt vào tay quân cách mạng. Tuy nhiên, Viên Thế Khải không quan tâm đến Nam Kinh, và chỉ đánh cầm chừng, không để cho nhà Mãn Thanh mạnh như trước nữa. Mục đích của Viên Thế Khải là chờ đợi cho cả hai phe Mãn Thanh và Phản Thanh mệt mỏi, và cùng phải cầu cứu sự trợ giúp của Viên Thế Khải. Như thế Viên Thế Khải sẽ ở vào địa vị thượng phong và sẽ thực hiện được giấc mộng làm hoàng đế của mình.

Trong lúc Viên Thế Khải nắm vững tình hình trong nước thì Tôn Dật Tiên lại xuất ngoại vận động sự ủng hộ của Âu Mỹ. Nhưng Tôn Dật Tiên vẫn chỉ gặp được thất bại như trước. Tuy Tôn Dật Tiên thất bại đối với quốc tế, nhưng quần chúng vẫn coi ông là người khai sáng ra công cuộc Phản Thanh Phục Minh, tuy chính bản thân ông chưa bao giờ thành công chiếm được một tấc đất của nhà Mãn Thanh, trong tất cả những cuộc nổi dậy khởi nghĩa của ông. Ngày 25- 12- 1911, Tôn Dật Tiên trở về Thượng Hải, và được dân chúng đón tiếp như một vị anh hùng. Tôn Dật Tiên đến cư ngụ tại nhà Tống Giáo Nhân, và thương nghị cùng các cộng sự.

Phe phản loạn chống nhà Thanh đang ở trong tình trạng chia rẽ, không lãnh tụ nào chịu lãnh tụ nào, mặc dù họ chiếm được miền nam Trung Hoa và đặt thủ đô tại Nam Kinh. Các phe phái muốn bầu một vị minh chủ làm tổng thống để lãnh đạo công cuộc Phản Thanh, nhưng các cuộc họp bầu của họ đều đưa đến thất bại. Cuối cùng họ đồng ý tìm một người có thể dung hòa được mọi phe phái khác nhau. Chính vì thế, mọi phe phái đều quay về Tôn Dật Tiên, và bầu ông vào chức tổng thống lâm thời của nước Cộng hòa Trung hoa.

break
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
[H++] Đụng Chạm Da Thịt
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc