Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 23: Trường Võ Bị Hoàng Phố

Trước Sau

break
Trường võ bị Hoàng Phố được đặt tại một hòn đảo trên dòng sông Châu Giang, cách Quảng Châu mười dặm. Trong thập niên 1870, một căn cứ quân sự và một trường huấn luyện hải quân của nhà Mãn Thanh được thiết lập tại đây. Bây giờ người ta chỉ cần đóng thêm những căn nhà gỗ cho các khóa sinh ở.

Thoạt đầu Quốc dân đảng chỉ quyết định tuyển mộ những khóa sinh thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng những người đi tuyển mộ khóa sinh đều bị các sứ quân đối lập bắt giam hoặc ám sát hết. Do đó nhà trường phải mở một cuộc thi tuyển lựa trên toàn quốc. Tôn Dật Tiên rất ngạc nhiên khi có ba ngàn ứng viên đủ điều kiện nộp đơn. Năm trăm trong số ba ngàn ứng viên được tuyển ngay cho khóa học đầu tiên. Các trường quân sự của Trung hoa vào thời kỳ ấy thường gặp phải rất nhiều khóa sinh mù chữ, nhưng tại Hoàng Phố, hầu hết khóa sinh của lớp đầu tiên đều tốt nghiệp trung học và có trình độ văn hóa cao.

Điều Tôn Dật Tiên và Borodin không ngờ được là phần đông các khóa sinh đều là người của Lục Hội. Đám anh chị này thấy không thể bỏ lỡ cơ hội được huấn luyện tại trường Hoàng Phố, và sau này sẽ được nắm giữ những chức vụ quân sự quan trọng. Thực ra người đứng ra tuyển lựa khóa sinh là Trần Quả Phu, cháu của Trần Kỳ Mỹ. Trần Quả Phu vốn là một đảng viên quan trọng của Lục Hội từ lâu. Kể từ khi Trần Kỳ Mỹ bị ám sát chết, thì hai anh em Trần Quả Phu giữ chức vụ của Trần Kỳ Mỹ trong Lục Hội, và được Tưởng Giới Thạch đỡ đầu. Tổng cộng, Trần Quả Phu tuyển mộ được bảy ngàn khoá sinh từ mọi cấp bực của Lục Hội. Họ là những người sẽ trở thành bộ tham mưu then chốt của Tưởng Giới Thạch. Vào lúc đó đảng cộng sản cũng không được tổ chức chặt chẽ và có ảnh hưởng tới thời cuộc bằng những đàn em của Tưởng Giới Thạch tại trường Hoàng Phố.

Khóa đầu tiên tại trường Hoàng Phố khai giảng ngày 5- 5- 1924. Tưởng Giới Thạch nắm quyền chỉ huy trưởng, và Liêu Trọng Khải, một người khuynh tả được giáo dục tại Hoa Kỳ, là đại diện của Quốc dân đảng tại trường Hoàng Phố. Dưới quyền của Tưởng và Liêu Trọng Khải có sáu phân khoa, gồm các phân khoa chính trị, huấn luyện, giảng huấn, điều hành, quân y và quân nhụ Các giảng viên được thu nạp từ các trường quân sự Nhật Bản, trường võ bị Bảo Định và Vân Nam. Dưới sự điều hành của Liêu Trọng Khải, trường Hoàng Phố đã có một chương trình huấn luyện chính trị khá đầy đủ, gồm có các khóa học về kinh tế, lý thuyết quân chủ, lịch sử Trung hoa, và lịch sử cách mạng của tây phương. Về mặt quân sự, Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh đến kỷ luật và bốn đức tính quân sự, như can đảm, mạo hiểm, uy quyền và đạo đức. Tinh thần trách nhiệm tập thể được đề cao.

Trường Hoàng Phố đặt nặng việc huấn luyện về kỹ thuật với các huấn luyện viên Nga sộ Lần đầu tiên một quân đội cơ khí tối tân được hình thành. Tại Trung hoa các sứ quân chỉ dùng vũ khí mới như súng và pháo binh với mục đích thay thế pháo. Các bức tường thành bao quanh các thị trấn Trung hoa thường làm bằng đất, nên chỉ cần một phát đại bác cũng đủ phá vỡ tường để xông vào chiếm thành.

Theo truyền thống quân sự Trung hoa, thì các thứ đạn dược chỉ dùng để tạo ra sự nổ lớn nhằm áp đảo tinh thần đối phương để đòi một sự nhượng bộ chính trị. Nhưng chiến lược mới được giảng dạy tại trường Hoàng Phố thay đổi tất cả. Borodin và Tưởng Giới Thạch không hài lòng với những kẻ địch hoảng sợ.

Hai người muốn kẻ địch phải chết, và đấy là công dụng đích thực của vũ khí tối tân.Sau hòa ước Versailles, các nước tây phương không được phép chở vũ khí cho Trung hoa, vì thế Nga sô là nước cung cấp vũ khí cho Trung hoa nhiều nhất. Riêng trong năm 1925, Nga sô chở tới Trung hoa một số lượng vũ khí trị giá gần ba triệu đồng tiền Nga, và còn rất nhiều nằm chờ sẵn sàng tại hải cảng Vladivostok. Trước kia Tôn Dật Tiên cần tiền để thành lập quân đội, nhưng bây giờ ông còn cần tiền nhiều hơn nữa để tài trợ các cuộc hành quân trong chiến dịch Bắc phạt để thống nhất Trung hoa. Tôn Dật Tiên nghe lời Khánh Linh, triệu em vợ là Tống Tử Văn từ Thượng Hải xuống, và giao cho Tống Tử Văn nhiệm vụ chỉnh đốn lại hệ thống kinh tài trong Quốc dân đảng.

Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn cho Tống Tử Văn. Nền kinh tế của Trung hoa đang gặp khủng hoảng. Sau đệ nhất thế chiến, các nước tây phương quay trở lại khai thác Trung hoa như trước. Trong lúc đó nhiệm vụ chính của Tống Tử Văn là lo sao có đủ tiền cho các hoạt động hàng ngày của Quốc dân đảng. Sau đó Tống Tử Văn phải tổ chức lại nền kinh tế của Quảng Đông, và áp dụng được chế độ thuế khóa mới. Tống Tử Văn đã thành công hoàn thành được hai mục tiêu này.

Tống Tử Văn là một người lùn và mập, và có một khuôn mặt tròn. Ông tốt nghiệp về kinh tế tại đại học Harvard danh tiếng, và có nhiều bạn Mỹ. Tống Tử Văn đã đề nghị một loạt những biện pháp kinh tế khẩn cấp năm 1924, kể cả việc đánh thuế hầu hết mọi sản phẩm. Tháng 2 năm đó, họ Tống yêu cầu các thương gia "Cho vay" mỗi người từ 5 dến 500 đô lạ Sự thành công đáng kể nhất của Tống Tử Văn là thành lập được Ngân hàng Trung ương đầu tiên tại Quảng Đông, và chính họ Tống là giám đốc. Thực ra số tiền lớn để thành lập ngân hàng này là của Nga sô cho vaỵ Trước khi có chế độ thuế khoá của Tống Tử Văn, thì các sứ quân tha hồ đánh thuế và giữ lại một phần lớn trước khi gửi cho chính quyền trung ương. Hàng hóa bị đánh thuế mỗi lần qua cổng thành hoặc qua một cây cầu.

Vì thành quả này, Tống Tử Văn được thăng thưởng lên chức bộ trưởng tài chánh. Vì hiểu được sức mạnh của ngòi bút được hỗ trợ bằng súng đạn, Tống Tử Văn thành lập một quân đội và các quan tòa riêng để đi thâu thuế. Trong thời gian hai năm Tống Tử Văn giữ chức bộ trưởng tài chánh, ngân quỹ của tỉnh Quảng Đông gia tăng gấp mười lần, từ 8 triệu năm 1924 lên đến 80 triệu năm 1926 mà không phải tăng thuế.

Sự thành công của Tống Tử Văn thật là lớn lao, nhưng cũng tạo ra một sự chống đối mới. Giới tư bản tại Quảng Đông vốn đã e dè trước sự liên hệ chặt chẽ với chế độ cộng sản Nga của Tôn Dật Tiên, nay họ coi Tống Tử Văn chỉ là một người Bôn- sê- vích, một người thâu thuế cho Tôn Dật Tiên. Các thương gia tư bản Quảng Đông coi Tôn Dật Tiên cũng chỉ là một sứ quân, và một thứ sứ quân nguy hiểm đối với họ vì dính dấp với cộng sản. Các hội viên phòng Thương Mại Quảng Đông bắt đầu thảo luận việc thành lập một đạo quân riêng. Họ đã chán bị bắt nạt, và sẵn sàng đứng lên chống lại Tôn Dật Tiên.

Phòng Thương Mại Quảng Đông được Anh quốc trợ giúp ngầm để thành lập một Lực lượng Tình nguyện của Thương gia. Người đứng đầu là thương gia Trần Liên Phố, một tỷ phú có rất nhiều cơ sở thương mại và kỹ nghệ, như cơ xưởng dệt lụa, hai hãng bảo hiểm, mười ngân hàng và vô số những tiệm cầm đồ. Trần Liên Phố có rất nhiều tài sản tại Trung hoa và hải ngoại, và cũng là một nhà mại bản mạnh nhất tại miền nam Trung hoa. Thoạt đầu Trần Liên Phố yêu cầu các thương gia phải đóng tiền ủng hộ Lực lượng Tình nguyên, một lực lượng đông tới 50 ngàn binh sĩ. Lực lượng này cũng nhận được vũ khí và ngân quỹ hoạt động từ Anh quốc. Khi Tống Tử Văn áp dụng chế độ thuế khóa mới thì Lực lượng Tình nguyện bắt đầu tồn trữ vũ khí đợi ngày khai chiến. Lực lương đặt mua năm ngàn khẩu súng của Đức, nhưng khi số súng này chở tới Quảng Đông thì bị chính quyền Tôn Dật Tiên bắt được. Những súng bị tịch thu được chở tới giao cho trường võ bị Hoàng Phố. Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho các khóa sinh phải sẵn sàng tấn công Lực lượng Tình nguyện của Thương gia.

Ngay lập tức, lãnh sự Anh tại Quảng Châu hăm dọa Tôn Dật Tiên rằng hải quân Anh sẽ can thiệp nếu Quốc dân đảng tấn công Lực Lượng Tình nguyện của Thương Gia. Tôn Dật Tiên nổi giận đánh điện phản kháng với chính phủ Anh, nhưng không được phúc đáp. Phòng Thương mại đòi Quốc dân đảng trả lại cho họ số vũ khí bị tịch thu, và phát động một cuộc chống đối việc tăng giá gạo. Borodin đề nghị Tôn Dật Tiên ra lệnh thiết quân luật, tịch thu mọi cửa tiệm đình công đóng cửa, và cấm di chuyển hàng hóa ra khỏi thành phố. Borodin cũng ra lệnh cho đảng cộng sản và công nhân cũng như nông dân đứng lên chống lại Lực lượng Tình nguyện của Thương Gia. Trong lúc số phận Quảng Châu đang lâm vào tình trạng nguy hiểm thì Tôn Dật Tiên thấy rằng không nên làm hại mộng lớn thống nhất đất nước của ông chỉ vì một biến cố địa phương. Tôn Dật Tiên liền phát động chiến dịch Bắc phạt. Borodin và Tưởng Giới Thạch vô cùng tức giận. Đúng lúc đó thì chiếc tàu Vorovsky của Nga sô chở vũ khí từ Vladivostok tới nơi.

Khi nghe tin có vũ khí mới từ Nga sô tới, Tôn Dật Tiên ra lệnh cho Borodin gửi ngay vũ khí đó ra mặt trận cho ông. Tưởng Giới Thạch rất quan tâm đến tình hình tại Quảng Châu, bèn khuyên Borodin không nên nghe lời Tôn Dật Tiên. Tôn Dật Tiên càng tức giận và đánh điện bắt Tưởng Giới Thạch phải ra mặt trận trình diện ông ngaỵ Tường từ chối không tuân lệnh Tôn Dật Tiên. Phòng Thương mại đề nghị trả 200 ngàn đô la cho số vũ khí của họ bị tịch thụ Tôn Dật Tiên thấy rằng có thể trả lại một phần vũ khí cho phòng Thương mại, vì đã có vũ khí mới của Nga sô vừa chở tới. Ông ra lệnh phải trả cho phòng Thương mại một nửa số vũ khí bị tịch thụ Tưởng Giới Thạch đồng ý, nhưng chỉ trả lại súng thôi, và giữ lại tất cả đạn dược.

Ngày lễ Song Thập năm đó được tổ chức trọng thể bằng một cuộc diễn hành của các khóa sinh trường võ bị Hoàng Phố, trong đó có cả Lâm Bưu. Các khóa sinh được tăng cường bằng các quân đoàn sinh viên và quân đoàn công nhân của Quốc dân đảng. Dân chúng nghi ngờ không biết cuộc diễn hành này là một cuộc lễ kỷ niệm thực sự, hay là một sự cố tình gây hấn của Borodin và Tưởng Giới Thạch. Đoàn diễn hành tiến thẳng tới bến tàu, nơi phe Lực lượng Tình nguyện của Thương Gia đang chuyển vũ khí được trả lại xuống tàu. Hai bên đụng độ nhau, và bên Quốc dân đảng có một số người bị bắn hạ.

Tôn Dật Tiên vội trở về Quảng Châu thì thấy Borodin và Tưởng Giới Thạch đang sửa soạn cuộc tấn công vào Lực lượng Tình Nguyện của Thương Gia. Cuộc tấn công sẽ khởi sự vào nửa đêm, và lực lượng tấn công của Tưởng gồm có 800 khoá sinh trường Hoàng Phố, 220 khóa sinh của Hồ Nam Quân Học Viện, 500 khóa sinh của Vân Nam Quân Học Hiệu, vài ngàn cảnh sát, 250 binh sĩ, tất cả các cố vấn quân sự người Nga, và 320 công nhân tự vệ do Mao Trạch Đông huấn luyện. Tống Tử Văn cẩn thận di chuyển tất cả tiền bạc của chính phủ lên chiếc tàu Vorovsky của Ngạ Sau đó là lệnh di tản các nhân vật quan trọng như Tôn Dật Tiên, Tống Khánh Linh, Tống Tử Văn, Borodin, và các cố vấn Nga sô.

Đúng 10 giờ đêm, các khóa sinh Hoàng Phố của Tưởng mở cuộc tấn công khắp thành phố. Đây không phải là một cuộc phục kích thông thường. Nhiều khu vực của thành phố bị đốt cháy. Các cuộc chiến đấu ngoài đường phố thật là đẫm máu. Sự tàn phá tài sản và thiệt hại nhân mạng ghê gớm đến nỗi các thương gia Quảng Châu mất tinh thần. Sau 20 giờ hỗn loạn, các thương gia đầu hàng. Những toán Lực lượng Tình nguyện sống sót đều bị khóa sinh Hoàng Phố tước khí giới. Ngày hôm đó được gọi là Ngày Thứ Tư Đẫm Máu. Đến chiều tối hôm đó, thành phố Quảng Châu chỉ còn là những đám lửa cháy chưa tắt. Các khu vực người ngoại quốc cũng bị đốt cháy và bị cướp bóc tài vật.

Đối với Tưởng Giới Thạch thì đây là một chiến thắng huy hoàng. Tưởng và phe nhóm tại Thượng Hải không thương tiếc gì sự hủy hoại của phe tư bản tại Quảng Châu. Đây chỉ là một màn chó cắn lẫn nhau, giữa những phe tư bản vốn thù nghịch nhau. Trận đánh này là dịp thực tập tốt đẹp nhất cho các khóa sinh của Tưởng Giới Thạch, và cũng dạy các thương gia Quảng Châu một bài học về chính trị của thế kỷ 20. Kể từ đó, quân đội Quốc dân đảng làm chủ Quảng Đông.

Borodin bình tĩnh nhận xét tình hình. Quân đội mà Borodin thành lập và Tưởng Giới Thạch huấn luyện đã hành động thành công đúng theo nhật lệnh, mặc dù quân đội ấy phải đương đầu với một địch quân đông gấp mười lần. Các cố vấn quân sự Nga đã chứng tỏ tài năng của họ. Một điều may mắn là đúng lúc cần nhất thì có vũ khí của Nga sô chở tới.

Sự bất tuân lệnh của Tưởng Giới Thạch làm Tôn Dật Tiên rất khó chịu, nhưng nay trước chiến thắng lớn lao này, Tôn Dật Tiên cũng phải cố nuốt đi sự chua chát. Để bày tỏ sự vui mừng của mình, Tôn Dật Tiên sai thiết lập một khải hoàn môn ngay trước con tàu Vorovsky của Ngạ Trong y phục toàn trắng, Tôn Dật Tiên và bộ tham mưu tiến lên tàu Vorovsky, ngỏ lời cám ơn các cố vấn, thuyền trưởng và hải hành đoàn Nga sô.

Chiến thắng Quảng Châu là một thành công quân sự của Tưởng Giới Thạch và các khóa sinh Hoàng Phố, nhưng đối với Tôn Dật Tiên thì đó là một thất bại chính trị to lớn. Trước khi rời Quảng Châu đi chinh phạt miền bắc, Tôn Dật Tiên cho biết Quảng Châu là một vấn đề đã chết. Cả thành phố đã chống lại Quốc dân đảng. Nhưng Tưởng Giới Thạch và Borodin không nghe lời Tôn Dật Tiên cứ tiến hành việc trừng phạt Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu không bao giờ tha thứ cho Quốc dân đảng. Tôn Dật Tiên nói với các lãnh tụ Quốc dân đảng rằng phá hủy một thành phố không có ích lợi gì cả; khi tất cả một thành phố đứng lên chống lại Quốc dân đảng thì đó là một thất bại của Quốc dân đảng. Bây giờ Tôn Dật Tiên cần một thành phố khác thay thế Quảng Châu làm thủ đô cho nước cộng hòa của ông.

break
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc