Nghe thấy đầu kia ồn ào ầm ĩ, Khương Mẫn hỏi: Ăn cơm chưa?
Triệu Tấn Dương đáp đang, rồi hỏi lại câu có chuyện gì .
Khương Mẫn nói: Không có chuyện thì không thể gọi cho anh à?
Đầu kia chỉ cười không nói.
Khương Mẫn không có lòng dạ nào tán gẫu với anh, nói: Ngày mai có thời gian về một chuyến không?
Đã xảy ra chuyện gì à mẹ?
Cuộc gọi đến gấp gáp, còn chưa tìm được lý do thích hợp, Khương Mẫn nói quanh co: Ngày mai lão nhị nhà họ Lý ở đầu thôn kết hôn, con về uống rượu mừng đi, cũng có nhiều người về lắm.
Là tên nào?
Nhỏ hơn con mấy tuổi, hồi bé vẫn hay đi hái trộm hồng với con đấy, bị người ta bắt được cùng đưa về, có nhớ không?
À à, tên đó ấy à. Triệu Tấn Dương nói, Cũng mười mấy năm không liên lạc rồi, không đi, mẹ đi phong bì giùm con.
...
Chỉ chuyện này thôi à?
Khương Mẫn oán trách: Con không rảnh đề về à, bận rộn đến thế sao?
Không phải tiệm này mới khai trương à, con phải xem sao đã. Hơn nữa bây giờ cũng là mùa vải với dưa hấu, phải nhân lúc mà kiếm nhiều một chút.
... Tháng tám mùa nhãn, tháng chín mùa nho, tháng mười là quốc khánh cả mùa hồng, tháng mười một mười hai thì mùa cam mùa bưởi, bận đến cuối năm không có một ngày nghỉ phải không.
Mẹ cũng hiểu thật đấy. Càng lúc Triệu Tấn Dương càng không yên lòng.
Là con không muốn về...
Triệu Tấn Dương thở dài, Mẹ, không thì mẹ đến đây đi, ở nhà cũng không có chuyện gì. Một mình mẹ cũng không ai trò chuyện cũng buồn, ở nhà cả ngày toàn chỉ nấu ăn, tới đây cũng thế.
Còn lâu mẹ mới buồn, đi ra ngoài thì anh có về giúp mẹ nuôi gà không? Khương Mẫn khẽ cắn răng, bỏ lại một câu: Vợ con anh đã tìm tới cửa rồi, anh có về không đây?
Triệu Tấn Dương lại cười thành tiếng, miệng giễu cợt nói: Thế cơ à, vợ con có đẹp không?
... Con lại uống rượu rồi.
Uống một ít, không nhiều. Bỗng giọng Triệu Tấn Dương thấm mệt, Đang ở với đồng nghiệp cũ.
Khương Mẫn cũng không chắc lắm về suy nghĩ kia, nản lòng nói: Cơ thể con chỉ vừa mới khỏe, uống ít rượu thôi.
Thật sự không uống nhiều mà.
Không về thì thôi. Con nhớ giữ gìn thân thể đấy. Có rảnh thì tự nấu cơm mà ăn, đồ bên ngoài không sạch. Bớt hút thuốc đi, cơ thể con giờ không so được với trước kia đâu.
Không biết Triệu Tấn Dương là oan ức thật hay giả vờ, nói: Con nấu cơm mất sức lắm, bảo mẹ đến thì mẹ không chịu.
Khương Mẫn nghe rõ, xót xa như màn đêm dần thấm vào thân thể bà, lạnh buốt.
***
Ở bên kia, vừa cúp điện thoại, thì có một người đàn ông ngồi xuống đối diện Triệu Tấn Dương.
Mẹ tôi, bỗng gọi tôi về nhà một chuyến. Anh giơ điện thoại lên rồi nhét vào túi quần, Sao lại lề mề đến bây giờ?
Thay bộ đồ khác.
So với Triệu Tấn Dương, người đàn ông đó ngồi thẳng sống lưng, dạng hai chân ra, hai tay chống lên đầu gối.
Giọng Triệu Tấn Dương mang vẻ cười nhạo: Anh nhìn mình xem, làm gì cứ như mặc cảnh phục đi họp thế.
Quách Dược cúi đầu nhìn tư thế của mình, có thể cũng cảm thấy cứng ngắc nên hơi gập người xuống. Ngửi thấy mùi rượu ở đối diện, Quách Dược cau mày: Sao không đợi người đến mà đã uống trước?
Ánh mắt Triệu Tấn Dương liếc xéo chai rượu còn chưa mở nắp trên bàn, ý là tôi còn chưa có đụng vào , hồi chiều có uống một ít. rồi thuận tay xoa huyệt thái dương.
Quách Dược mở nắp chai ra, rót đầy cho cả hai người.
Ly đầu tiên, đổ xuống nền xi măng của quán vỉa hè.
Kính lão đại.
Giọng anh thô trầm, không có quá nhiều cảm xúc, giống trò chuyện bình thương, nhưng vì nội dung mà tỏ ra kiềm chế vô cùng.
Triệu Tấn Dương nhấc mí mắt nhìn Quách Dược chằm chằm, rồi cũng nghiêng ly của mình đổ xuống.
Ly thứ hai, kính chị Thủy.
Không ngoài dự đoán, Triệu Tấn Dương thấy chân mày Quách Dược giật mấy cái, không phải chán ghét hay khinh thường, mà càng có vẻ đau khổ hơn.
Anh chuyển tầm nhìn sang chỗ khác, thầm thở dài một hơi.
Quách Dược thẫn thờ rót đầy ly rượu. Vào lúc này bao ồn ào như được đẩy ra xa, trở nên tiêu điều đến dị thường.
Triệu Tấn Dương tách mở đôi đũa dùng một lần, bắt đầu gắp thức ăn.
Quách Dược dán mắt nhìn đôi đũa, bỗng cười một tiếng: Ha, vẫn còn thành thạo nhỉ.
Triệu Tấn Dương nhìn bàn tay trái cầm đũa, rồi đưa đến trước mặt Quách Dược, khoa trương tách mở hai cái, giọng nói đầy đắc chí như trẻ con, Đâm vào mắt anh cũng không thành vấn đề.
Quách Dược cười ha ha, Đến đi. Dứt lời liền gắp lấy đậu phụng. Triệu Tấn Dương cũng không chậm trễ, đôi đũa đâm xuống, cướp lấy hạt đậu kia.
Đậu phụng đã lên đũa của Quách Dược, mới được nửa đường thì Triệu Tấn Dương coi đũa là kiếm, đánh xuống lưỡi kiếm ủa Quách Dược. Đậu phụng bị chấn động, như ám khí phóng ra. Hai người nhanh tay lẹ mắt, song song cùng kẹp lấy, Quách Dược ở trên, Triệu Tấn Dương bên dưới, nhưng cả hai đều đã quá đánh giá cao khả năng của mình, hạt đậu kia không chút nể nang rơi xuống mặt đất.
Hai người đàn ông trơ mắt nhìn nhau, rồi lại cười một tiếng phai mờ ân oán, đưa đũa về cùng cạn chén.
Cạn một ly, Quách Dược mở đầu trước, Lão đại... là hôm qua đúng không?
Triệu Tấn Dương nhai nhát một hạt đậu, ờ một tiếng, Gọi anh đi thì không đi.
Quách Dược áy náy, Hôm qua có một vụ án...
Triệu Tấn Dương không mặn mà gì với nội dung vụ án, lạnh lùng nói: Anh không quên là tốt rồi.
Làm sao có thể chứ.
Tiếng nhai đậu để Triệu Tấn Dương có cảm giác hưởng thụ khó hiểu, tựa như tự tay bóp nát thứ mình căm ghét vậy, thế là lại gắp một hạt nữa.
Lão đại... vẫn không lập bia mộ à?
Không, cô ấy sẽ không lập đâu. Triệu Tấn Dương lắc đầu, động tác trở nên chậm chạp, đổi thành câu khác: Người thân lão đại sẽ không lập.
Tôi biết, Cũng không biết ám chỉ chuyện lập bia hay là lời giải thích của Triệu Tấn Dương.
Cậu vẫn chưa đi tìm cô ấy à?
Hả?
Ánh mắt của Quách Dược chọc thẳng vào lớp ngụy trang của anh.
Không đi, Ngửa đầu ra sau, ly rượu thấy đáy, Cái vẻ ma quỷ này của tôi...
Ngữ khí cam chịu trong giọng của Triệu Tấn Dương khiến chân mày của Quách Dược nhíu chặt.
Tôi đi tìm cô ấy làm gì. Nếu cô ấy đang sống tốt, tôi đi cũng chỉ khiến cô ấy thêm ấm ức; Còn cô ấy không tốt, trong lòng tôi cũng không chịu nổi.
Quách Dược trách, Vậy cậu phí sức về đây như thế để làm gì, không phải ở Quảng Đông có nhiều người à, bọn Lương Chính, chị cả đều ở bên kia hết.
Triệu Tấn Dương ngước mặt lên, ánh mắt mạnh mẽ, đột nhiên đạp chân ghế Quách Dược dưới bàn một cái, làm rượu trong tay Quách Dược rung lên. Cũng may là anh ta ngồi vững, không ngã khỏi ghế.
Chứ mẹ kiếp anh về đây với tôi làm cóc khô gì!
Vẻ kiêu ngạo vừa mới bốc lên như ngọn lửa nhỏ liền bị một chân Triệu Tấn Dương đạp xuống, Quách Dược thấp giọng nói: Không phải là sợ cậu không có ai phối hợp à...
Triệu Tấn Dương lại định đạp cái nưa, lần này Quách Dược nhanh trí dời đi, cú đá rơi vào khoảng không làm lửa giận của Triệu Tấn Dương tăng thêm: Rốt cuộc là ai chăm sóc ai hả?!
Quách Dược xịu đi thấy rõ, im lặng rót đầy rượu cho anh.
Uống rượu đi.
Triệu Tấn Dương trừng mắt nhìn anh ta, rồi cầm ly rượu lên.
Ai mà ngờ rằng sáu bảy năm trước hai người bọn họ chuyên đánh đấm không ai nhường ai, lúc này chỉ bằng vài ba câu đã quyết định xong xuôi.
Nhưng Triệu Tấn Dương không hưởng thụ chút nào, đây không phải là cảm giác thành công đánh bại đối thủ, mà là mắt thấy một người anh em oai phong ngày nào giờ trở nên hèn yếu, anh thỏa hiệp không phải vì dung túng hay nhún nhường, mà là thôi phản kháng và đấu tranh.
Quách Dược đầu hàng. Không đơn thuần đối với anh, mà là đối với tất cả.
Tính cách thay đổi có nghĩa cuộc sống không yên ổn, nhất là xảy ra với kiểu người như Triệu Tấn Dương, đó là sự rối loạn mà người bình thường không cách nào tưởng tượng nổi.
Đêm càng khuya, sinh hoạt ban đêm ở miền Nam càng thêm náo nhiệt.
Xung quanh càng lúc càng ồn ào, một góc nhỏ của bọn họ như bị im lặng chiếm đóng, yên tĩnh như mộ phần mọc đầy cỏ hoang.
***
Không biết Khương Mẫn đã đứng ở đấy bao lâu, cho đến khi trước mắt có bóng dáng đung đưa, Hứa Liên Nhã đến tìm bà.
Dì?
Khương Mẫn vội lau khóe mắt, quay đầu lại, Hứa Liên Nhã đã thay quần áo ngủ.
Phơi quần áo ở đâu ạ?
Khương Mẫn dẫn cô lên sân thượng một căn phòng lớn ở tầng hai, nói: Sợ tối trời sẽ mưa, cứ phơi ở đây trước đã, ngày mai đem phơi trên mái nhà.
Giường và bàn ghế trong phòng được phủ lớp vải chống bụi, đồ đạc cũng đặt trong hộp giấy, xem ra đã lâu không có ai ở.
Khương Mẫn chủ động nói: Căn phòng này là cho con trai tôi ở, nó thích có sân thượng để có thể thấy được đằng xa, nhưng từ khi xây xong phòng tân hôn thì nó vẫn chưa về lại đây.
Câu nói này quá đỗi thân quen, Hứa Liên Nhã không khỏi nghĩ đến một khả năng, tim đập mạnh thình thịch, muốn tìm chứng cớ nhưng lại sợ đối mặt với câu trả lời.
Phơi xong cô tắt đèn là được, không cần đóng cửa.
Khương Mẫn chỉ vị trí công tắc, rồi không cho cô cơ hội để hỏi liền xoay người rời đi.
Hứa Liên Nhã quay về phòng, Khương Mẫn xách ghế với quạt điện đến, còn cắm điện giúp cô.
A Dương mặc đồ ngủ có thắt lưng, nút bình an xanh óng ánh đung đưa trên cổ lồ lộ ra, cô bé còn nhỏ, nút bình an to kia trở nên nổi bật vô cùng.
Khương Mẫn thất thần trong chốc lát, lúc này mới nhớ đến chính sự.
Ngày mai muốn ăn bữa sáng gì?
Gì cũng được ạ.
Khương Mẫn nhìn A Dương, Có ăn bún không?
A Dương ngồi xếp bằng trên giường, nắm lấy hai chân mình, ngẩng đầu nói: Cháu muốn ăn bún bò, không ăn bún ngựa.
Hứa Liên Nhã nói: Không có thịt ngựa.
Khương Mẫn không biết điển cố, mỉm cười vì sự ngây thơ của cô bé con: Thích thịt bò đến thế à.
A Dương hưng phấn rung đùi, Bố cháu thích ăn thịt bò, cháu cũng thích.
Lúc này Hứa Liên Nhã muốn cản cũng không được, lúng túng cười trừ.
Khương Mẫn che giấu vẻ ảm đạm và nghi ngờ, nói: Ngày mai trong thôn có nhà mở tiệc mừng, bảy giờ sáng tôi phải đi giúp rồi. Tôi chuẩn bị bún trước, hai người dậy thì đun lại nước, được không?
Làm phiền gì rồi.
Hai người... Ngày mai vẫn chưa đi phải không?
Hứa Liên Nhã không rõ bà muốn đuổi mẹ con cô đi hay giữ lại, bèn nói vẻ dò xét: Chúng cháu ở đây liệu có làm phiền dì lắm không...
Làm gì có chứ. Khương Mẫn cười, Bình thường tôi chỉ có một mình, hai người đến tôi còn có người trò chuyện nữa. Ban ngày hai người bắt xe đi chắc cũng mệt rồi, nghỉ ngơi sớm đi.
Hứa Liên Nhã bóp lấy gáy A Dương, Chúc bà ngủ ngon đi.
Cô bé con mỉm cười với bà, Chúc bà ngủ ngon ạ.
Đi đường vất vả, A Dương không hỏi nhiều chuyện liên quan đến bố nữa, lập tức chìm vào mộng đẹp.
Lúc dậy mới phát hiện trên mặt đất ẩm ướt, lúc này mới biết đêm qua mưa lớn, Hứa Liên Nhã bất ngờ phát hiện Khương Mẫn đang trộn thức ăn gia súc ở ngoài sân.
Hứa Liên Nhã dắt con gái xuống lầu, ngạc nhiên hỏi: Không phải dì phải đi giúp người ta sao?
Đúng lúc đang rảnh nên về cho gà ăn. Khương Mẫn gõ muỗng dính thức ăn gia súc bên thành chậu sắt, Tôi đã nấu bún cho hai người rồi đấy.
Sự quan tâm của Khương Mẫn là Hứa Liên Nhã vừa mừng vừa lo.
Lại hỏi: Trưa nay muốn ăn gì?
Hứa Liên Nhã hút một cọng bún, vội nói: Bình thường dì ăn gì thì bọn cháu ăn nấy, không cần phải phiền phức đâu.
Khương Mẫn suy nghĩ, Tôi làm việc ở bên kia, chắc cũng lấy được ít rượu ngon món ngon về.
Hứa Liên Nhã nào dám nói không, gần như muốn ấn đầu A Dương gật cùng.
Một ngày của dân quê, ngoài làm ruộng ra thì chính là một ngày ba bữa. Khương Mẫn không có nhiều thứ gì khác để đã khách, chỉ có thể bỏ công vào việc ăn uống. Trong chất phác nhiệt tình cũng thoáng thấy nét buồn tẻ của quả phụ ở góa.
Cuộc sống như thế, Hứa Liên Nhã khó mà không nghĩ đến mình sau này.
Rốt cuộc vẫn là vợ chồng làm bạn đến già, con gái chỉ là một gương mặt trên con đường hồi ức tuổi thơ.
Hứa Đồng vẫn xem xét đối tượng hẹn hò cho cô, chỉ là chất lượng cứ giảm xuống theo từng năm, đàng ông trung niên ly hôn có con gần như thành điểm sáng của bà.
Mấy năm qua nhờ có giúp đỡ bên nhà mẹ, mà Hứa Liên Nhã mới có thể nuôi A Dương khôn lớn. Cô thu lại vẻ bướng bỉnh của mình lúc còn trẻ, không từ chối sắp xếp của Hứa Đồng nữa.
Nhưng nội tâm dù có muốn cũng không cách nào kháng cự được, nhiều lần cô cứ như ngồi trên bàn chông.
Không nói rõ nguyên do thế nào, chỉ là không đúng.
Có một lần Hứa Liên Nhã nằm mơ, mơ thấy cô kết hôn cùng một người đàn ông không thấy rõ dung mạo, Triệu Tấn Dương xuất hiện trong hôn lễ, gương mặt ấy còn rõ ràng hơn trong trí nhớ của cô.
Anh không nói gì, nhưng lại để Hứa Liên Nhã mồ hôi lạnh đầm đìa choàng tỉnh.
A Dương huơ tay trước mắt Hứa Liên Nhã, đẩy bát rỗng sang bên cô.
Mẹ ơi, ăn xong rồi.
À... Hứa Liên Nhã sực tỉnh, Lau miệng rồi đi chơi trước nhé, mẹ rửa bát đã.
A Dương liếm môi rồi đi ra ngoài cửa.
Gà trong hàng rào cũng đã ăn uống no nê, đang nhàn hạ rỉa lông, nhìn xung quanh.
Cục tác ——
A Dướng đứng bên hàng rào, níu một cành cỏ tranh đưa qua khe hở chọc gà.
Cục —— tác ——
Bên kia hàng rào truyền đến âm thanh trong trẻo.
A Dương đứng lên, giậm mạnh đôi chân tê dại, nhìn sang bên kia.
Cục —— tác ——
Là một cậu bé cao xấp xỉ nó.
Cục —— tác ——
A Dương cũng học theo cậu bé mà kêu, phát hiện được người bạn làm cô bé mừng như điên.
Bé trai cũng thấy cô bé, nhưng lại quay đầu đi nhìn trời.
Cục —— tác ——
A Dương vòng qua hàng rào chạy đến, cười nói: Này! Mình là A Dương, cậu tên gì đó?
Bé trai không chạy đi, nhìn cô bé một cái rồi lại lần nữa nhìn trời.
Cục —— tác ——
A Dương bị lơ đẹp, cô bé cười hì hì nói: Cậu tên Cục Tác à?
Mặt thằng bé không có biểu cảm gì, nhìn kỹ thì trên mặt có vệt nước mũi, quần áo cũng rất giản dị.
Cậu không hiểu mình nói gì à?
Cục —— tác —— Cứ như đây là ngôn ngữ duy nhất của nó.
Cục —— tác —— A Dương lại học thằng bé.
A Dương, con nói chuyện với ai đấy?
Hứa Liên Nhã lau khô tay, đi ra bên cửa.
Con chim quốc kia như chim sợ ná, xoay người chạy thẳng một mạch.
Ôi mẹ, mẹ dọa cậu ấy chạy rồi. A Dương nôn nóng lên án.
Hứa Liên Nhã nhìn theo phương hướng, hỏi: Kia là ai thế?
Không biết...
Thấy đối phương chỉ là một đứa con nít, Hứa Liên Nhã không hỏi gì thêm nhiều.
Đến trưa, Khương Mẫn xách giỏ trúc quay về.
Một bát móng heo bọc lá sen, một bát canh cá viên nấm tuyết, còn cả một bát cải xào nữa.
A Dương xúc động: Nhiều đồ ăn quá...
Khương Mẫn nói: Vừa mới nấu đấy, chưa có ai ăn đâu, không phải đồ thừa.
Hứa Liên Nhã gật đầu, liên tục động đũa.
Khi sắp hết nồi cơm thì bên ngoài nhà bị một trận ồn ào xen ngang.
Khương Mẫn đi ra nhìn một lát, quay lại nói: Có nhà có bò sinh khó, ông bác thú ý lại không ở trong thôn, nhờ bác sĩ ở phòng khám đỡ đẻ giùm, nhưng bác sĩ nói không làm được. Nuôi một năm chỉ mong có con bê, bê không sống được, coi như vất vả một năm đều uổng phí. Bác sĩ không dám.
Hứa Liên Nhã nghĩ ngợi rồi nói, Không thể ra ngoài thôn tìm người được sao?
Khương Mẫn sửng sốt rồi nói: À. Tối qua mưa lớn, Li Giang ngập nước, thuyền không đi được, không vào mà cũng không ra được.
... Không còn đường đi nào khác à?
Không có. Nói nhiều năm rồi, nhưng cũng không thấy sửa đường đi.
Hứa Liên Nhã ngạc nhiên, nhớ lại Triệu Tấn Dương từng nhắc đến chuyện này.
Khương Mẫn tưởng cô không có nhiều thì giờ, Nước rút là có thể lái thuyền được, không tới mấy ngày đâu.
Hứa Liên Nhã im lặng một hồi rồi bảo: Thuốc ở chỗ ông thú y có dùng được không?
Có chứ, vợ ông thú y ở tại nhà mà. Nhưng gọi điện bảo bà ấy làm, bà ấy cũng không dám. Bác sĩ cũng không dám, vậy là không ai dám nữa.
Hứa Liên Nhã đặt bát cơm xuống, Dì, cháu có thể giúp một tay. Cháu là bác sĩ thú y.
Cũng không biết A Dương nghe hiểu được bao nhiêu, đứng bên cạnh bênh vực: Mẹ cháu còn khám bệnh cho con chó to chừng này này. Cô bé khoa chân múa tay vẽ ra thể tích một con trâu.
Khương Mẫn kinh ngạc.
Cô thật sự là... bác sĩ thú y ư?
Hứa Liên Nhã bất đắc dĩ gật đầu.
Bác sĩ thú y tiếp xúc với nhiều thú vật, từ trước đến nay luôn bị xem là công việc đê tiện.
Con trai của ông thú y trong thôn không chịu kế thừa nghiệp cha mà lại đi kinh doanh.
Khương Mẫn dẫn Hứa Liên Nhã đến nhà kia, cũng gặp phải ánh mắt chất vấn giống vậy.
Cũng khó trách, nhìn cô văn nhã gầy yếu, ai mà có thể liên hệ được cô với cái nghề bác sĩ thú y chuyên làm việc nặng này chứ.
Nhưng giờ cũng không có ai dám lên, một chân trước của con bê đã ra ngoài, nhưng người vẫn còn kẹt bên trong tử cung, nếu không cứu chữa được là đi luôn một xác hai mạng.
Ông cụ thở dài một tiếng, vẫy tay: Cô cứ thử xem sao.
Vợ ông bác thú y mở cửa, Hứa Liên Nhã dùng tốc độ nhanh nhất chuẩn bị hết thuốc và công cụ có thể sử dụng, rồi vội vã chạy đến nhà ông cụ.
Trước khi vào cửa còn không quên dặn dò: A Dương, mẹ đi đỡ đẻ cho bò, con ở đây nhé, không được chạy lung tung đâu đấy.
A Dương xoắn bện cây cỏ không biết lấy ra từ đâu, vâng một tiếng.
A Dương đã quen với Hứa Liên Nhã hay bận rộn, lúc không có ai bầu bạn, thường một mình nói chuyện với chó mèo giết thời gian.
Đầu Hứa Liên Nhã đổ mồ hôi như mưa, bên chỗ A Dương cũng không hề rảnh rỗi, cô bé lượm nhánh cây chọc léc con mèo mập.
Cục —— tác ——
Lúc mê mệt, A Dương nghe tiếng đột nhiên đứng dậy.
Cục —— tác —— Cô bé đáp lại.
Cục —— tác ——
A Dương chạy tới theo tiếng kêu, Lại là cậu à.
Bé trai vẫn im lặng như cũ.
A Dương bô bô nói với thằng bé một hồi, nhưng thằng bé chỉ nháy mắt mấy cái.
A Dương mệt mỏi, thở dài một hơi như người già.
Mình đến đây để tìm bố.
Biểu cảm trên mặt thằng bé không giống nhau, lúc trước có thể nói là đờ đẫn, bây giờ càng giống trầm tĩnh hơn. Nhưng cô bé còn nhỏ tuổi, không cảm nhận được.
Nhưng mình không thấy ông ấy ở trong này. A Dương nói, Bố cậu ở đâu?
Bỗng thằng bé đưa tay ra, chỉ về sau ngọn núi.
A Dương kích động vì thấy thằng bé có phản ứng, bèn xích lại gần hơn: Cậu nghe hiểu mình nói gì đúng không?
Thằng bé gật đầu.
A Dương thấy thú vị vô cùng, cành cây bất giác vẽ vòng vòng trên đất: Bố cậu ở trên núi à?
Gật đầu.
Ông ấy làm gì trên núi?
Lắc đầu.
Cậu không biết à?
Gật đầu.
Chúng ta đi thăm bố cậu có được không?
Lại gật đầu.
Thằng bé đứng lên, đi ra phía đường cái. A Dương cũng vất bỏ cành cây, vui vẻ đuổi theo.
Lúc trời dần tối đổ mưa, Hứa Liên Nhã bận rộn mồ hôi thấm ướt cả người, gần như là chen ra từ đám đông quây quần.
Ông cụ không ngừng nói cám ơn, lại vì nghi ngờ ban nãy mà áy náy, mặt Hứa Liên Nhã đỏ bừng lên, còn nóng hơn lúc làm việc nặng.
Ra ngoài cửa nhìn xung quanh, gọi một tiếng A Dương , nhưng không ai trả lời.
Hỏi những người bên cạnh: Con gái tôi đâu rồi?
Tất cả mọi người đều theo chân cô đi ra từ chuồng bò, nào gặp cô bé nào đâu, thế là trố mắt nhìn nhau.
A Dương ——
Hứa Liên Nhã gọi to một tiếng về phía khoảng trống mà biết rõ sẽ không nghe thấy câu trả lời, trong chớp mắt nhiệt độ trên người như rút đi, toàn thân lạnh như băng.