Âm Dương Giới

Chương 39: Gặp gỡ cô gái áo xanh

Trước Sau

break
Cũng trong thời gian này, Văn Thiếu Côn đang trổ tài khinh công đuổi theo Văn Tử Ngọc.

Mặc dầu hành động này không được phải đối với người đã nuôi dưỡng mình từ từ bé, nhưng chàng phải nghĩ rằng cây Long Diên thảo có liên hệ mật thiết với vận mệnh võ lâm, nên quyết không bao giờ để lọt về đến hang Vô Nhân cốc.

Khi chàng thấy Kim Trung Nhứ đã giao gói Long Diên thảo cho “Ngạo Khiếu thư sinh” Văn Tử Ngọc thì chàng không ngần ngại gì, quay lại đuổi theo ông ta ngay.

Chỉ trong nháy mắt, cả hai đã rời khỏi cửa hang đến một vùng loạn sơn, núi non trùng điệp.

Mặc dù Văn Thiếu Côn trổ tài khinh công để đuổi theo nhưng vẫn không kịp.

Trước sau hai người vẫn cách nhau hơn một trượng.

Chàng thấy trong lòng nóng nảy bồn chồn vì xét nội lực và khinh công đôi bên đêu ngang nhau thì chẳng lẽ cứ đuổi mãi để không bao giờ bắt kịp. Nhưng ví dù có đuổi kịp mà Văn Tử Ngọc cố tình giừ mãi không chịu trao ra, chả lẽ chàng đi đánh nhau với dưỡng phụ để giành lại hay sao?

Bất luận thế nào đi nữa ông cũng là cha nuôi, với công ơn săn sóc từ mười bốn năm trường, nếu trong lúc ra tay, quyền cước vô tình rủi có bề nào xúc phạm đến người ông thì chẳng hóa ra là một đứa con đại ngổ nghịch hay sao?

Trong lòng tuy băn khoăn toan tính, nhưng hai chân vẫn thoăn thoắt chạy đều. Cả hai vượt qua đường dài núi non hiểm trở, nhanh chóng như hai bóng ma, không biết đã qua được bao nhiêu dặm rồi.

Thình lình Văn Tử Ngọc đứng lại.

Văn Thiếu Côn mừng rò vội thu hình dừng chân gọi lớn :

- Phụ thân!

Văn Tử Ngọc hằn học nói :

- Sự liên lạc giữa ta và mi đã dứt rồi. Từ nay về sau đừng gọi ta là cha con nữa. Tình phụ tử ngày xưa đã biến thành mối thù bất cộng đái thiên rồi.

Văn Thiếu Côn thưa :

- Con yêu cầu phụ thân hãy nghĩ đến sinh mạng của bao nhiêu cao thủ võ lâm, trao trả lại cho con cây Long Diên thảo để tránh khỏi một đại kiếp sau này.

Văn Tứ Ngọc gạt ngang :

- Thôi, đừng nhiều lời nữa. Nếu cần mi cứ đánh ta để cướp lấy.

Lời nói ông đã run run và đứt đoạn từng hồi. Quả nhiên vì dùng quá nhiều sức trên khoảng đường dài, vừa chạy vừa nói, nội kình thoát ra, mệt mỏi quá rồi.

Văn Thiếu Côn tuy chạy không ngừng chân, miệng nói như thường nhưng khí lực vẫn dồi dào súc tích chẳng hề thấy giảm sút. Chàng càng chạy, khí huyết vận chuyển mạnh, tiềm lực nội công càng lúc càng tăng thêm.

Trước tình thế này chàng cảm thấy rất khó xử, lẩm bẩm nói :

- Phụ thân, người nỡ nào quyết liệt như vậy?

Văn Tử Ngọc gầm lớn :

- Từ nay ta cấm mi không được xưng hô như thế nữa. Đừng kêu ta bằng cha.

Nói chưa dứt lời đã phát ra một chưởng cuốn bụi mịt mù.

Văn Thiếu Côn chẳng biết làm thế nào, đành đưa hai tay nghênh chiến.

Hai chưởng chạm nhau tiêu tan ngay không tiếng động, nhưng vì dùng sức quá nhiều, cả hai không hẹn mà cùng ngồi xuống vận công điều tức.

Một chập lâu, Văn Tử Ngọc mở bừng mắt hét lớn :

- Hãy thử tiếp thêm một chưởng của ta đây.

Hai tay ông đẩy liền ra hai chưởng.

Trong khi ấy Văn Thiếu Côn vẫn nhắm mắt ngồi yên không nhúc nhích hoặc tránh né.

Văn Tử Ngọc ngạc nhiên vội thu hồi chưởng lực, buông tay xuống hỏi :

- Tại sao mi không ra tay?

Văn Thiếu Côn gượng cười mở mắt đáp :

- Phụ thân cứ đánh đi. Con dù có chết cũng không hận tý nào.

Văn Tử Ngọc lắc đầu đáp :

- Ta không bao giờ chịu đánh một người không tự vệ dù là đứa nghịch tử, đáng tội chết cũng vậy.

Nhưng ông ta bỗng ngạc nhiên nhìn lại sắc diện Văn Thiếu Côn hỏi :

- Chẳng lẽ ngọn chưởng của ta vừa rồi đã làm cho mi bị thương hay sao?

Văn Thiếu Côn nói :

- Thưa không. Đó là nội phủ bị chấn động khiến chất độc trong thân thể tái phát hoành hành. Trước đây con đã bi độc thương rồi.

Văn Tử Ngọc nhìn kỹ chàng từ đầu đến chân rồi nói :

- Nếu vậy cũng đỡ cho ta tránh khỏi một điều gây cấn khó xử.

Văn Thiếu Côn sụt sùi nói :

- Thôi, giờ phút này xin phụ thân cứ ra tay để hoàn thành sở nguyện.

Văn Tử Ngọc lắc đầu nói :

- Ta đã phát nguyện không bao giờ đánh người thiếu tự vệ, huống hồ chi mi.

Dầu sao mi cũng là đứa con mà ta đã nuôi nấng trong mười bốn năm trời.

Nghĩ một lát, ông ta nói tiếp :

- Âu cũng là thiên mạng! Ta không thể giết được mi, nhưng ta cũng không thể cứu mi được. Sống chết tùy mi tự liệu lấy.

Nói xong quay mình lắc vai một cái phóng đi không chút lưu luyến. Trong phút chốc, thân hình đã mất dạng trong rừng xanh.

Văn Thiếu Côn ngước mặt nhìn trời cười dài, chán ngán.

Sau khi uống lầm Truy Hồn Đoạt Mệnh đơn, nhờ Khúc Tự Thủy dùng thủ pháp đặc biệt của phái Vô Vi cầm độc không cho khởi phát. Nhưng sau mấy lần đối địch kịch liệt, lại thêm phải tận lực dùng khinh công đuổi theo Văn Tử Ngọc bán sống bán chết, nguyên khí tiêu hao nhiều cuối cùng phải chiến đấu cùng Văn Tử Ngọc, lực lượng tương đồng, độc tố tức thời khởi sự tái phát như bị vỡ đê, tản mát châu thân, chạy theo các đường kinh mạch đến tận chân tay.

Chàng biết rằng sinh mạng mình có còn sống sót cũng không quá một vài giờ nữa.

Vì cắm đâu đuổi theo Văn Tử Ngọc, chàng đã lộn mất đường lối. Nhìn qua bốn mặt chỉ thấy toàn núi với rừng, không biết đâu là Đông Tây Nam Bắc, và cũng không biết vị trí của mình hiện đứng là nơi đâu.

Chàng không muốn chết, nhưng cũng không còn cách nào sống được. Nhất thời, chàng cảm thấy xôn xao trong lòng.

Chết như thế này, thật khó mà nhắm mắt cho yên!

Thân thế chưa tường, ân của thầy chưa báo đáp!

Văn Tử Ngọc đem Long Diên thảo vê Vô Nhân cốc, trên võ lâm nay mai sẽ tràn ngập xương máu, tuy không phải điều mà chàng có thể cứu vãn được, nhưng tựu trung chàng cảm thấy có một phần lớn trách nhiệm về phần mình.

Lại còn một nỗi nữa là Lệ Minh Nguyệt hiện đang bị giữ trong Vô Nhân cốc!

Nàng đang nóng lòng chờ mình trở vào để giải thoát, còn thị tỳ Hạ Lục nhắn mình đưa tin cho người yêu trên phái Hoa Sơn?

Còn bao nhiêu là ơn ơn, oán oán, tình nghĩa liên miên, chưa có một việc gì lã dứt khoát được.

Bao nhiêu ý nghĩ cùng một lúc xâm chiếm tâm hồn, làm cho chàng áy náy không yên.

Chàng lảo đảo đứng không vững, nhưng vẫn cố gượng đủng đỉnh bước đi chân cao chân thấp như người say rượu.

Bỗng dưng từ đâu có những tiếng rên rỉ đưa đến tận tai chàng.

Tiếng đó phát ra từ phía sau một gốc cây cổ thụ cách dó không bao xa, nghe có vẻ đau đớn thảm thiết, như tiếng rên của một con vật sắp đến giờ chết, ai oán não nùng làm sao! Nghe tiếng rên dù người sắt đá cũng phải động lòng thương hại.

Văn Thiếu Côn lắng tai nghe, bụng nghĩ thầm :

- “Tại sao nơi chốn núi rừng hoang vắng này lại có tiếng người kêu rên ai oán như vậy nhỉ?”

Chàng ngần ngại một chặp rồi hai chân tự nhiên rảo bước dần về phía đó.

Tiếng đó vừa ngừng, chàng đứng lại nghe nữa. Chàng đứng lại thì tiếng ấy lại rên rỉ thảm thiết hơn, khiến chàng không thể nào không quan tâm đến, rồi đi thêm nữa.

Quả nhiên phía sau, dưới gốc cây to, có một người nằm vắt ngang, đầu dựa vào thân cây, hình như mang bệnh nặng sắp chết đến nơi rồi.

Tuy rằng chính thân tình cũng sắp chết, nhưng vốn lòng nghĩa hiệp, Văn Thiếu Côn động tâm, vội vàng chạy lại hỏi :

- Thưa cụ, cụ đau bệnh như thế nào mà rên la như vậy?

Thì ra người này, da mặt nhàn nheo, thân hình tuy mập mạp nhưng đầu tóc bạc phơ, quần áo màu chàm, ra vẻ một bà lão nhà quê nghèo nàn.

Bà lão run run đưa tay vuốt nhẹ lên mặt đáp nho nhỏ :

- Lão đau nặng lắm, e không sống nổi.

Văn Thiếu Côn sửng sốt nói :

- Như vậy tại sao cụ chẳng đi vào làng mạc tìm nơi mua thuốc uống, lại ở chỗ rừng núi thâm u như thế nầy.

Bà lão đáp :

- Vì lão lạc đường, không biết ngã nào đi nữa.

Văn Thiếu Côn hỏi :

- Bây giờ cụ còn đủ sức đi không?

Bà lão có vẻ dàu dàu đáp :

- Không, lão bước không nổi nữa. Nhà ngươi hãy cõng lão đi.

Văn Thiếu Côn gượng cười đáp :

- Chính tôi cũng có ý định đó, nhưng khốn nỗi không còn hơi sức để làng theo ý định của mình. Mạng tôi cũng sắp chết rồi, không còn bao lâu nữa từ giã cõi đời làm sao cõng cụ được.

Bà lão ngạc nhiên hoi :

- Thế ra ngươi cũng bệnh như ta sao?

Văn Thiếu Côn gật đầu đáp :

- Tôi bị người ta đánh lén, trúng phải độc chưởng, bây giờ bệnh phát trở lại, chất độc đang hoành hành, e không còn bao lâu nữa.

Bà lão than rằng :

- Thật không ngờ ngươi cũng khốn khổ như ta, quả là cùng bệnh tương liên.

Cứ mỗi câu nói, bà lão lại ngập ngừng lại đưa tay bịt mặt hoặc nắm lấy má.

Văn Thiếu Côn chú ý thấy bà ta lén dùng hai ngón tay kẹp chặt mũi để nói, do đó tiếng nói nghẹt nghẹt, chẳng được tự nhiên.

Thỉnh thoảng trong thanh âm lúc khàn khàn, lúc thanh thanh, không giống giọng nói của một bà già nhà quê, nhất là cặp mắt lại sáng quắc, lóng lánh như sao băng.

Những khi người ấy đưa tay lên mặt, để kẹp vào mũi thì chàng thấy rõ ngón tay xinh xắn nho nhỏ và trắng nõn nà chứ không nhăn nheo như da già, tóc bạc.

Thật là hai điều tương phản lạ lùng.

Lúc bấy giờ Văn Thiếu Côn đã nhận ra quả con người này giả bộ, ngụy trang, và nếu vậy thì tình trạng đau yếu cũng ngụy trang luôn.

Thấy mình bị lừa bịp chàng nổi giận muốn đánh xuống một chưởng cho rồi đời.

Nhưng chàng lập tức nén lại được và nghĩ bụng :

- “Chính mình là người đã gần giờ chết, tội gì đi so tính hơn thật, để rồi hờn giận kẻ khác. Huống chi trong lúc nay công lực còn đâu nữa mà hòng đánh với đập. Kẻ này đã xuất hiện nơi chốn núi sâu rừng thăm để lừa gạt mình tất nhiên phải có một bản lãnh nào và bên trong cũng phải vì một lý do nào chứ! Nếu mình nóng nảy ra tay đánh người không khéo lại bị mang nhục vô lối”.

Người đàn bà thấy chàng cứ đứng đờ người ra suy nghĩ không nói gì, không nín được, hỏi :

- Sao chẳng nói đi.

Văn Thiếu Côn cười lạt đáp :

- Có chuyện gì mà nói nữa! Thôi tôi đi đây.

Nói xong quay đầu lại, lững thững bước đi, dường như không quan tâm đến nữa.

Người ấy hình như vừa ngạc nhiên vừa bực tức, bỗng nói lớn :

- Ủa, làm sao lại bỏ đi như thế?

Lời nói vội vàng hấp tấp, hơn nữa vì quên dùng tay bịt mũi thành ra tiếng nói lảnh lót như chuông ngân, thanh âm dịu dàng thảnh thót, so với giọng nói vừa rồi khác nhau một trời một vực.

Văn Thiếu Côn đã thừa biết việc ngụy trang rồi chẳng còn lạ lùng gì nữa, nên không thèm quan tâm đến, cứ lặng thinh quay đầu bước đi luôn.

Nhưng khi bước đi độ mười thước, độc tố lại phát ra, đầu váng mắt hoa chân tay rũ riệt, cặp giò nặng như treo đá, cố bước mà vẫn lê đi không nổi nữa.

Bà già kia thấy chàng chẳng thèm để ý biết việc đã bại lộ rồi nên khẽ nhún vai thân hình bay vút lên, chặn ngang trước mặt Văn Thiếu Côn.

Nếu không không bị cơn đau giày vò đang lúc gần chết thì không thể nào nín cười được. Người đàn bà kia lúc còn nằm vắt ngang dưới gốc cây ra bộ thiểu não lắm, nhưng khi đã đứng trước mặt chàng thì trông đáng buồn cười hết sức.

Trong bộ quần áo thùng thình, người ấy có vẻ vừa lớn vừa mập, cái mặt nạ da người úp vào mặt thi trật xéo một bên để lộ chiếc cổ tròn trịa trắng bóc, thêm một nửa má ửng hồng như cánh hoa xuân.

Văn Thiếu Côn chẳng màng gì nữa hết, nhìn người ấy làm thinh không nói, quay mình lướt đi chẳng cần phương hướng nào hết.

Người đàn bà nọ hằm hằm quát :

- Người kia, tại sao lại thản nhiên bỏ đi như vậy? Hãy đứng lại xem nào.

Khẽ nhún người một cái đã đứng ngay trước mặt chận lối đi của chàng.

Văn Thiếu Côn cười lạt nói :

- Sao lại nói kỳ vậy? Cô đã bịt mặt lừa gạt tôi, tôi không tức giận thì thôi, tại sao cô lại gắt gỏng tôi và còn ngăn đường lấp nẻo để chận tôi nữa chứ?

Người ấy bỗng cười xòa rồi nói :

- Anh đã biết rồi, tôi chẳng cần giấu giếm làm chi nữa.

Nói xong nàng bứt cái mặt nạ, tóc giả và cởi luôn cả bộ quần áo màu chàm lụng thụng.

Bên trong nàng mặc bộ y phục bó sát người màu xanh lơ phơn phớt, thân hình nhỏ nhắn, đầy đặn, mặt tươi như hoa, quả là một giai nhân tuyệt sắc.

Nàng nhoẻn miệng chúm chiếm cười. Đôi môi như cánh hoa hàm tiếu, mắt sáng long lanh, quả nhiên là một nữ lang sắc nước hương trời.

Nàng liếc nhìn chàng, ân cần hỏi :

- Nếu chất độc đang phát ra, gần đến giờ chết rồi anh còn đi đâu nữa đây?

Văn Thiếu Côn ngạc nhiên rồi cười lạt nói :

- Í ra tôi cũng phải tìm một nơi kín đáo để chôn xương chứ.

Cô gái áo xanh cười khì nói :

- Anh đã chết rồi, làm sao tự chôn mình cho được? Nếu để phơi xác trong rừng hoang, để cho chim muông rúc rỉa, thịt nát da tan thì vĩnh viễn không bao giờ siêu thăng được.

Câu nói càn vẻ thiết tha ân cần, khiến người nghe cũng cảm xúc.

Nhưng Văn Thiếu Côn vẫn lạnh lùng đáp :

- Đó là việc riêng của tôi, cô nương khỏi cần bận tâm lo nghĩ vô ích.

Nói xong lại bước đi.

Cô gái áo xanh cười xòa, lại chận ngay lối đi nói nữa :

- Thấy anh có vẻ thật thà tội nghiệp, tôi có lòng thương hại, định chờ anh chết rồi sẽ mai táng cho anh. Chẳng qua là...

Nàng ngập ngừng, chớp mắt vài cái rồi nói luôn :

- Anh có chết thì chết mau lên, đừng để tôi chờ lâu sốt ruột quá rồi.

Văn Thiếu Côn dở khóc dở cười, rung động trong lòng thầm nghĩ :

- “Cô này nói tuy gàn gàn nhưng cũng có phần đúng. Cái chết của mình đã nhất định rồi, không còn chối cãi vào đâu nữa. Thà bằng lòng để cho nàng chôn cất hộ còn hơn để cho chim rỉa thú tha”.

Nhìn cô gái tuy có những hành động kỳ dị khác thường, nhưng gương mặt tuyệt đẹp, đầy nét ngây thơ dễ mến.

Thái độ của nàng lại có vẻ thành thật, tất nhiên nàng đã nói ra sẽ làm được.

Trong lúc này, chàng cảm thấy độc tố đã phát ra nhiều, trong người đau đớn hết sức kịch liệt, mạng mình như đĩa dầu cạn sắp tàn, giờ chết gần điểm, nên chẳng cần nói năng làm gì nữa, và cũng không còn hơi sức để bước đi nữa.

Chàng khẽ thở dài rồi uể oải ngồi bệt xuống cỏ.

Cô gái áo xanh cũng ngồi xuống ngay trước mặt chàng, nhìn ngay vào mặt hỏi :

- Ngươi sắp chết có lẽ đau đớn lắm phải không?

Văn Thiếu Côn gượng cười không nói gì hết. Hai tai đã nổ lùng bùng, mắt nhìn thấy đom đóm khắp nơi, cổ họng nôn nôn muốn mửa, lồng ngực nghẹt thở, tức vô cùng, hình như chỉ chịu nổ tung ra. Chàng cố gắng chịu đựng để khỏi bật ra tiếng rên và khỏi bị ngất xỉu đi.

Cô cái áo xanh cau mày ngẫm nghĩ rồi nói :

- Tên anh là gì?

Chàng uể oai đáp nhỏ :

- Giờ chết của tôi sắp đến, cô còn hỏi tên để làm gì nữa?

Cô gái áo xanh lắc đầu nói :

- Cần lắm chứ? Tôi cần biết tên anh để sau khi chôn cất anh rồi sẽ dựng lên một tấm bia khắc rõ tên anh, để rồi cho người nhà anh tìm đến quét dọn chăm nom phần mộ.

Văn Thiếu Côn gượng cười nói :

- Tôi tên Văn Thiếu Côn. Nhưng cô khỏi cần dựng bia vô ích.

Nàng ngạc nhiên trố mắt hỏi :

- Tại sao vậy? Chả lẽ anh chỉ có một mình không cha mẹ, không anh em, không một người họ hàng quyến thuộc sao.

Lời nói của nàng như khêu gợi niềm tâm sự xúc động mối thương tâm. Văn Thiếu Côn bỗng nghĩ đến thân thế mình, nghẹn ngào nức nở nói không ra tiếng.

Cô gái ngạc nhiên hỏi :

- Tại sao anh lại khóc? Vì sợ chết mà khóc chăng?

Nàng liếc nhìn chàng loi dịu dàng nói, lời nói êm đềm, tha thiết làm sao :

- Xưa nay phàm sống ở đời có ai khỏi chết đâu. Dù sống một ngàn một trăm tuổi, trước sau gì, sớm muộn gì cũng không thoát khỏi cái chết. Anh dù có chết bây giờ, so với kẻ khác cũng sớm hôm vài chục năm mà thôi. Việc gì mà lo sợ, tiếc rẻ nữa.

Văn Thiếu Côn cười dài rồi nói :

- Sống chết đối với tôi không nghĩa lý gì hết, đừng nói đến chuyện sợ sệt hay ham sống. Nhưng chỉ vì còn nhiều điều cần thiết chưa làm xong nên lòng tôi vẫn áy náy, dù chết cũng chẳng yên tâm được.

Cô gái áo xanh ngồi xích tới gần ân cần hỏi :

- Anh có tâm sự gì mà chết cũng không yên, hãy nói ra nghe thử?

Văn Thiếu Côn gật đầu đáp :

- Phải, tôi còn vấn vương không biết bao nhiêu điều ân oán cần chưa giải quyết xong. Nhưng điều mà tôi đau đớn băn khoăn nhất là đến nay tôi chưa biết cha mẹ mình là ai, thân thế còn mơ hồ mù mịt!
break
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Trò Chơi Ái Tình
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc