Ác Hán

Chương 387: Tuyết Năm Kiến An Thứ Hai (3)

Trước Sau

break
Trời đã sáng.

Nhưng đầy mây, u ám, dường như sắp có mưa, từ trong tầng mây đen dày mơ hồ có tiếng sấm rền.

Đổng Phi khẽ vỗ đầu, vẻ mặt khổ sở.

Trên thực tế y cũng không rõ sao đêm qua lại nói ra một câu như vậy.

Liệu có phải là có hảo cảm với Hoàng Nguyệt Anh hay không? Y không rõ lắm... Nha đầu kia điên điên khùng khùng, hơn nữa luôn có tư tưởng kì quái. Không có phong phạm tiểu thư khuê các như Thái Diễm, cũng không có tư thế oai hùng như Đổng Lục, Nhậm Hồng Xương.

Thế nhưng từ trên người nữ hài tử này toát ra một khí chất kì lạ.

Mặc dù Đổng Phi không muốn thừa nhận, nhưng không thể không nói khi nhìn nữ hài tử này, ai cũng cảm thấy thương tiếc.

Hồ đồ, thực sự là hồ đồ rồi.

Đổng Phi ngồi trong phòng khách, vô thức vỗ trán, nghĩ lại không biết vì sao lại nói câu nói đêm qua.

Có điều hiệu quả rất rõ ràng...

Chí ít Hoàng Nguyệt Anh cũng trông vui vẻ hơn nhiều, vẻ ủ ê trên mặt cũng gần như mất hết. Nàng kéo Hoàng Thừa Ngạn tới tiểu viện của nàng, cũng không biết nàng nói gì với Hoàng Thừa Ngạn mà khiến cho Hoàng Thừa Ngạn đến tận khi về phòng khách, ngồi trước mặt Đổng Phi mà thần hồn vẫn điên đảo, ngơ ngác nhìn y không nói nên lời.

- Hoàng tiên sinh...

- Cái kia, cái kia thật là do ngươi nghĩ ra sao?

Hoàng Thừa Ngạn hỏi một câu không đầu không đuôi, nhưng lại khiến Đổng Phi cứng họng, không biết trả lời thế nào.

Ta nghĩ ra cái gì? Ta nghĩ ra cái gì được nhỉ? Hình như gần đây ta cũng không nghĩ ra điều gì mới lạ cơ mà.

Có điều vẻ mặt của y trong mắt Hoàng Thừa Ngạn lại là câu trả lời.

Hồi lâu sau lão đứng dậy làm đại lễ, chắp tay vái Đổng Phi một cái thật sâu.

- Tiên sinh, ngài làm như vậy là ý gì vậy?

- Đại đô đốc, lễ này của tiểu lão nhi cũng không phải là của riêng bản thân ta, mà là thay cho tất cả người đọc sách trong thiên hạ, cảm tạ đại đô đốc đã ban ân.

- Lão tiên sinh, ngài đang nói cái gì vậy?

Hoàng Thừa Ngạn cũng không để ý ngôn ngữ của Đổng Phi, tiếp tục vái đến tận đất, khiến cho Đổng Phi tay chân luống cuống.

Sau khi đứng thẳng lên, Hoàng Thừa Ngạn nghiêm mặt nói:

- Trước đây tiểu lão nhi quả thật đã xem nhẹ đại đô đốc, cho rằng đại đô đốc chỉ là một giới vũ phu thô bỉ, nhưng không nghĩ đến đại đô đốc cũng coi trọng học vấn như vậy. Nghĩa cử này của đại đô đốc công tại xã tắc, lợi tại thiên thu... Trước tuy có Trọng Ni, Quỷ Cốc, Mặc Địch, Trang Chu, nhưng xem ra cũng không thể so với việc thiện này của đại đô đốc.

Trời của ta ơi, nha đầu kia thật ra đã nói gì với lão đầu rồi? Sao lại khiến lão biến thành bộ dạng thế này?

- Tiểu nữ may mắn tham ngộ việc thiện này quả thật là phúc khí của nó. Lão phu cũng không nhiều lời nữa, mong đại đô đốc bỏ quá cho. Nha đầu kia thực ra cũng là người hiểu chuyện, chỉ là đôi khi quá trẻ con nên còn nhiều chỗ đắc tội, mong đại đô đốc bao dung.

Nói xong lão đầu liền nói lời cáo từ.

Đổng Phi ngẩn ra, không khỏi hỏi:

- Hoàng tiên sinh, ngài thế này là muốn đi đâu?

- Ha ha, tiểu lão nhi dù chưa có may mắn tham dự việc này, nhưng cũng may mắn đã sinh ra giai nữ, cũng cảm thấy an ủi. Tiểu lão nhi trong sơn cốc vài chục năm, có chút xem thường anh hùng thiên hạ. Nay ta muốn theo lời đại đô đốc: học vạn quyển sách không bằng đi nghìn dặm đường. Ta muốn xem một đi một phen, lãnh hội một chút phương pháp của đại đô đốc.

Lão nhân này lời nói tiêu sái, dáng đi cũng phóng khoáng tự nhiên, không hề có chút dây dưa lằng nhằng.

Vừa cáo từ xong, lão đã khởi hành lên đường.

Đổng Phi thậm chí không kịp chuẩn bị, chỉ có thể dẫn theo Bàng Thống và Hoàng Nguyệt Anh tiễn lão tiên sinh ra đại môn.

Nghe đâu mục đích đầu tiên của lão là Vọng Bắc quận, cũng chính là nơi đồ đệ Phí Ốc của lão đang quản lí.

Lão tiên sinh rất cương quyết, không muốn kị mã, chỉ cưỡi thanh lư (lừa đen) dẫn từ Nam Dương đến đây, ngoài ra cũng chỉ có thêm hai thư đồng. Đổng Phi vốn định phái người bảo hộ, thế nhưng Hoàng Thừa Ngạn lại cự tuyệt, ba người cứ vậy mà đi, biến mất nơi cuối Chu Tước đại nhai.

Đổng Phi quay đầu nhìn Hoàng Nguyệt Anh, chỉ thấy trong con mắt vẫn còn ẩn hiện sắc hồng.

Lại nhìn sang Bàng Thống một chút, thấy hắn cũng vẻ mặt mơ hồ, hình như cũng không rõ Hoàng Nguyệt Anh đã dùng cách gì.

- Nguyệt Anh, ngươi nói với phụ thân điều gì vậy?

Khuôn mặt Hoàng Nguyệt Anh căng ra, nhăn nhó nhìn Đổng Phi một chút, rồi lại nhìn Bàng Thống một chút, khẽ nói:

- Đổng đại ca, mời đi theo ta.

- A.

- A Sửu, ngươi cũng đi luôn.

Đổng Phi cùng Bàng Thống vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao, cứ theo Hoàng Nguyệt Anh tới tiểu viện của nàng.

Tiểu viện này cách thư phòng của Đổng Phi không xa, rất thanh tịnh, yên tĩnh. Trong viện la liệt các đồ vật, có xe chưa hoàn thành, có diều lớn trên tường, còn rất nhiều thứ hình thủ cổ quái, hoặc ít nhất là Đổng Phi và Bàng Thống không nhìn ra đó là gì. Có điều tất cả đều được sắp đặt rất chỉnh tề, không hề bừa bộn mất trật tự.

Trong viện có bốn gian phòng, một gian là phòng ngủ của Hoàng Nguyệt Anh, một gian là nơi ở của hai nha hoàn của nàng.

Hai gian phòng còn lại được Hoàng Nguyệt Anh cho người làm thông nhau, biến thành một phòng lớn phóng tên.

Hai tiểu nha đầu đang ở trong phòng thu thập, thấy ba người Hoàng Nguyệt Anh tiến đến thì bước lên trước chào.

- Tiểu mộc đầu, hai người các ngươi ra ngoài một chút.

- Vâng!

Một tiểu nha đầu lớn hơn trông rất đôn hậu, hơi béo một chút, nhìn qua có chút ngu ngơ. Người còn lại có khuôn mặt trái xoan, gọi là tiểu Ngư nhi, tư sắc bình thường, có điều rất chịu khó. Thường ngày Hoàng Nguyệt Anh quản giáo các nàng rất nghiêm ngặt.

Hai nha hoàn đi ra, Hoàng Nguyệt Anh dẫn theo hai người qua gian ngoài, tiến vào bên trong.

Cũng giống các nơi khác trong viện, nơi này cũng bày rất nhiều thứ. Mặt đất có, trên tường có, xà nhà cũng có, nói chung đủ loại.

Giữa phòng có một tấm vải lớn đang phủ thứ gì đó.

Hoàng Nguyệt Anh lật tấm vải lên, lộ ra trước mặt Đổng Phi và Bàng Thống một vật hai người không rõ là gì.

- Nha đầu, vật này là gì vậy?

- Đừng có gấp, các ngươi nhìn...

Hoàng Nguyệt Anh nói rồi cầm lên một mô bản nặng trịch, đen thui, không rõ chế tạo bằng gì. Sau đó một tay khẽ động lên tay cầm bên cạnh, lập tức một tấm Thái Hầu giấy xuất hiện. Sau đó mô bản đóng lại, tay cầm tiếp tục chuyển động. Chỉ nghe âm thanh cọt kẹt, ước chừng... Rất khó nói rõ là trải qua bao lâu. Nếu như tính toán theo hậu thế, thì khoảng chừng bốn, năm phút đồng hồ sau, mô bản được mở ra, một tấm Thái Hầu giấy chi chít chữ xuất hiện trước mặt Đổng Phi và Bàng Thống.

- Đây là...

Đổng Phi mở to hai mắt nhìn Hoàng Nguyệt Anh, một lúc lâu sau vân chưa nói nên lời.

Thuật in ấn? Không ngờ nha đầu lại có thể làm hoàn chỉnh thuật in ấn... Ông trời của ta ơi, thế giới này đảo lộn hết cả rồi.

Bàng Thống cũng có chút ngẩn ra, cầm lấy Thái Hầu giấy mà miệng lẩm bẩm liên tục.

Đổng Phi không biết thuật in ấn được phát minh lúc nào, thế nhưng cũng biết chắc chắn không phải vào thời tam quốc.

Nếu vậy thì thuật in ấn Hoàng Nguyệt Anh phát minh ra sẽ trở thành bản khắc sớm nhất lịch sử.

Trong lịch sử, thời gian xuất hiện bản khắc rất khó xác định. Có điều có người nói hình thức in ấn sớm nhất xuất hiện vào thời Chiến quốc. Có điều in ấn thời đó cũng chỉ dùng cho in nhuộm vải vóc.

Vào năm Hán Linh Đế thứ tư, chính là năm 175 sau công nguyên, Thái Ung từng kiến nghị triều đình dựng trước cửa thái học những tấm bia có khắc bảy bộ kinh điển nho gia. Cộng lại trên dưới hai mươi mốt vạn tự, khắc lên bốn mươi sáu tấm bia đá, ròng rã trong 8 năm tròn. Từ đó về sau xuất hiện sao chép, thậm chí cả bản dập. Có điều dù là sao chép hay là bản dập, cũng đều không tránh được sai lầm.

Thời gian thực sự xuất hiện bản khắc in ấn, có lẽ là vào thời Lưỡng Tấn hoặc là muộn hơn vào thời Tùy, Đường.

Thảo nào, thảo nào Hoàng Thừa Ngạn lại có vẻ mặt như vậy.

Bản khắc in ấn này xuất hiện chính là đại biểu cho văn minh Trung Quốc sớm thêm một, hai trăm năm, thậm chí còn nhiều hơn thế.

Thế tộc sở dĩ có thể khống chế được triều chính, cũng bởi vì bọn họ nắm giữ hầu hết điển tịch kinh quyển.

Mặc dù bọn họ cũng cho bên ngoài biết tàng thư của họ, nhưng dù thế nào thì người chân chính được lợi cũng chỉ có số ít người.

Không phải tất cả mọi người đều là Khổng Tử, nguyện ý cống hiến suốt đời cho học vấn.

Nhất là dùng cả đời để sao chép lại sách... Kẻ sĩ 10 năm gian khổ học tập, cũng chính là để một lúc thành danh. Sao lại có thể chịu tịch mịch mà suốt ngày chép sách? Nhưng dù có chép sách cả đời thì cũng được bao nhiêu?

Bản khắc in ấn xuất hiện khiến cho càng nhiều người được đọc sách...

Bàng Thống hiểu rõ [Tam học kỉ yếu] của Đổng Phi, sau một lúc kinh ngạc thì mới kịp phản ứng, nhận thức được tầm quan trọng của bản khắc in ấn. Bàng Thống ngẩng đầu nhìn Hoàng Nguyệt Anh đang nhăn nhó mà không nói nên lời.

- Ngươi, ngươi, ngươi...

Đổng Phi nuốt nước bọt:

- Nguyệt Anh, ngươi, ngươi sao lại nghĩ ra làm thứ này?

Khuôn mặt Hoàng Nguyệt Anh nhất thời đỏ bừng, cúi đầu xuống nói:

- Đây là do Đổng đại ca... gợi ý cho Nguyệt Anh.

- Ta?

- Đúng vậy, huynh không nhớ sao? Năm ngoái Thái tỉ tỉ mượn từ phủ Dương đại nhân bộ [Thượng thư thông ý]. Bộ đó rất dày, tỉ tỉ vẫn cần mẫn sao chép, huynh thấy tỉ tỉ bận rộn như vậy nên còn chuẩn bị cơm cho tỉ tỉ nữa.

- A, hình như là có chuyện này.

Đổng Phi còn chưa kịp nhớ ra, có điều Hoàng Nguyệt Anh nói vậy y cũng có chút ấn tượng.

Thái Diễm chép sách chính là vì Thái Ung. Lão nhân cả đời thích sách, lúc còn tại Lạc Dương còn có một gian phòng đầy sách. Có điều sau đó Đổng Trác gặp chuyện không may, lão nhân cũng đành phải một đuốc đốt hết sách. 

Chuyện này từ đó đến nay vẫn là chuyện khiến Thái Ung cảm thấy hối tiếc nhất.

Là con gái, Thái Diễm đương nhiên hiểu tâm sự của lão gia tử. Vì vậy không ngừng sưu tập sách cổ, thấy cuốn nào nhà mình không có thì sẽ nghĩ cách sao chép. Mà tàng thư trong nhà Dương Tự cực kỳ phong phú, hơn nữa sau khi đến Trường An, lão còn sưu tập được rất nhiều thư tịch tuyệt bản của các đại gia tộc.

Thái Diễm mượn lão, Dương Tự cũng không tiện từ chối, thế nhưng lại quy định thời gian.

Vì vậy mỗi khi Thái Diễm mượn được một bộ sách thì liền sao chép, thậm chí quên ăn quên ngủ, chỉ cặm cụi chép.

Đổng Phi nhìn thấy xót xa, cảm khái nói:

- Nếu như có thể in dấu những văn tự này, thì dù có xấu cũng hơn đi sao chép từng chữ một thế này hàng trăm lần.

Lúc đó Thái Diễm còn chê cười ý nghĩ của Đổng Phi kỳ lạ.

Thế nhưng không ngờ Hoàng Nguyệt Anh lại ghi tạc trong lòng...

Có một ngày khi nàng đang xem một ấn chương (con dấu) thời Tiên Tần thì đột nhiên linh cơ khẽ động. Số lượng từ trên ấn chương Tiên Tần không nhiều lắm, đó là những chữ khắc nổi cho biết tên, chức quan và nơi phục vụ. Ấn chương này khiến Hoàng Nguyệt Anh có một tia linh cảm.

Hoàng Nguyệt Anh vốn là một người thích nghiên cứu, đối với sự việc mới lạ thì trong lòng thường cảm thấy rất hứng thú.

Hơn nữa nàng tinh thông cơ tạo thuật, cũng giỏi về bản dập, sau khi kết hợp với linh cảm về bản dập thì nảy ra hình thức đầu tiên của thuật in ấn.

Có lẽ vẫn là câu nói kia, bất việc gì chỉ cần có hướng giải quyết là sẽ làm được hết.

Trước đây tất cả mọi người đều cũng từng dùng qua ấn chương, cảm thấy đây cũng là một việc bình thường hàng ngày. Nhưng chỉ cần có một chút gợi ý là sẽ nghĩ ra cách giải quyết. Hoàng Nguyệt Anh chính là nghĩ ra điều này... Từ cuối năm trước nàng đã bắt đầu nghiên cứu bản khắc in ấn.

Đương nhiên cũng không phải chỉ có một mình nàng mà làm được việc này.

Trên thực tế nàng đã lén đi tìm đám người Thái Diễm, Giả Hủ, Từ Thứ, Thạch Thao cầu tình, hi vọng có thể đi vào Lan trì mà Tướng Tố doanh mới dời đến để xem phương pháp. Còn không ngại đi tìm Mã Quân, Phí Ốc, Bồ Nguyên thương lượng. Hơn nữa còn mặt dày đoạt bộ [Khảo công lục], ba ngày ba đêm không ngủ đọc thuộc làu.

Đám người Mã Quân, Phí Ốc đều là dạng người nhìn một hiểu mười.

Rất nhanh đã nghĩ ra thứ Hoàng Nguyệt Anh đang nghiên cứu để làm gì.

Cuối cùng mất hơn nửa năm, bản khắc in ấn đã xuất hiện hình thức ban đầu. Bản khắc này sớm mấy trăm năm, xuất hiện trước mặt Đổng Phi.

Đổng Phi không biết nên nói như thế nào...

Chỉ là một câu nói vô tâm, nha đầu kia không ngờ lại ghi nhớ trong lòng để rồi làm theo, quan trọng hơn là nàng... làm được rồi.

Hoàng Nguyệt Anh khẽ nói:

- Hiện tại tốc độ in của bản khắc này còn rất chậm, một ngày cũng chỉ có thể in ra ba, bốn quyển sách mà thôi... Còn thường xuyên xảy ra trục trặc. Ta vốn định khi hoàn thiện sẽ khiến Đổng đại ca một phen bất ngờ, thế nhưng bị cha bức cho không còn cách nào khác, đồng thời còn nói đây là ý tưởng của Đổng đại ca.

Nói rồi từ trong một ngăn tủ lấy ra hai cuốn được in ra từ bản khắc [Kinh thi].

Phần tình ý này...

Có câu cực khó trả ơn mĩ nhân, Đổng Phi cũng không nhìn sách kia mà tiến tới ôm chặt lấy Hoàng Nguyệt Anh.

Phần tình ý này ta phải trả thế nào?

Hoàng Nguyệt Anh đầu tiên là cả kinh, không nhịn được đẩy ra một chút, nhưng lại bị Đổng Phi ôm lại... Nhưng dần dần thân thể cũng thả lỏng ra.

Chính là cảm giác này, rất ấm áp, rất an toàn...

Một năm qua chẳng phải ta tìm cảm giác này sao?

Bàng Thống cầm hai bản Kinh Thi lén đi ra ngoài, có lẽ nên bỏ đi thôi, chúc cho ca ca và nha đầu được hạnh phúc.

*********

Chuyện của Hoàng Nguyệt Anh xem ra cũng đã có kết quả.

Đối với người ngoài, thì họ nghĩ Đổng Phi tôn trọng tài học Hoàng Nguyệt Anh cũng tốt, mà họ nghĩ Đổng Phi vì phần tâm ý kia cũng được, hai người cuối cùng cũng tới với nhau, mặc dù không danh không phận, nhưng đó cũng chỉ là chuyện sớm muộn.

Thế nhưng Đổng Phi biết, sự tình vẫn chưa kết thúc...

Y đã chuốc phiền với một người, có lẽ là cực kì phiền. Đồng nghĩa với việc tiếp nhận Hoàng Nguyệt Anh, y đã không thể tránh né việc trở thành đối lập với yêu nhân truyền kì hậu thế, Khổng Minh tiên sinh.

Nếu là người khác, Đổng Phi sẽ không chút do dự mà mệnh Giả Hủ bất chấp thủ đoạn thủ tiêu Gia Cát Lượng.
break
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc